Tìm kiếm: Đầu-tư-vào-Việt-Nam

Dịch COVID-19 được ví như "cuộc đại hồng thủy" cuốn trôi nhiều thành quả mà doanh nghiệp đã phấn đấu có được. Bản thân nhiều doanh nghiệp cũng đang tìm cách vực dậy sản xuất, song điều họ mong muốn nhất là có sự đồng hành, hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Năm 2021 không phải là năm quá bùng nổ về bất động sản, nhưng cả lượng cung và cầu đều sẽ tăng lên. Dự báo sẽ có 3 phân khúc dẫn dắt thị trường trong năm 2021: Nhà ở, nhà phố và đất nền vùng ven. Từ các chỉ báo của thị trường cho thấy, thị trường bất động sản chưa có dấu hiện cực đoan như đóng băng hay phát triển nóng.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được định vị lại, Việt Nam kỳ vọng sẽ đón nhiều hơn vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, đặc biệt là các lĩnh vực có lợi thế phát triển trong điều kiện "bình thường mới" như kinh tế số, thanh toán trực tuyến, dược phẩm, thiết bị y tế.
DNVN - Ngày 6/10 vừa qua, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương phối hợp với Hội đồng Kinh doanh Anh - ASEAN (UKABC), Đại sứ quán Vương Quốc Anh tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tổ chức Hội thảo trực tuyến: "Triển vọng kinh tế - thương mại Việt Nam: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam và Vương quốc Anh".
DNVN - Các DN châu Âu không chấp nhận kiểu làm ăn "sáng nắng chiều mưa". Với họ, chất lượng sản phẩm, giá cả ổn định và lòng tin là rất quan trọng. Đặc biệt, người châu Âu quan tâm đến trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người lao động chứ không chỉ chú trọng hàng hóa. Vì vậy muốn làm ăn lâu dài với họ đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải giữ chữ tín.
Dịch COVID-19 đã khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sụt giảm do nhiều nhà đầu tư nước ngoài tạm dừng để đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế chia sẻ: Dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ không giảm mạnh nhưng cần thay đổi cách triển khai để thu hút được các dòng vốn chất lượng...

End of content

Không có tin nào tiếp theo