Tìm kiếm: Đỗ-Thắng-Hải

Nhiều hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu với khối lượng lớn ra nước ngoài nhưng để xuất khẩu trực tiếp vào các mạng lưới phân phối nước ngoài lại rất hạn chế. Chất lượng, giá cả thậm chí cả sự nhiệt huyết... đang là nguyên nhân khiến đa phần doanh nghiệp Việt phải dừng chân trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt với hàng hóa của nhiều nước khác.
Bộ Công Thương dự báo sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20% trong dịp Tết Nguyên đán. Để chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng, bù đắp lại sự sụt giảm những tháng đầu năm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã nâng lượng hàng dự trữ tăng 10-30% so với năm ngoái.
Dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ cho đến nay vẫn rất xán lạn. Tuy nhiên, hành trình phía trước cho việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường chủ lực này vẫn còn đó những cơ hội đan xen thách thức, nhất là những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ở Mỹ.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia nhưng điều đó vẫn là chưa đủ, nhất là khi so sánh với thế giới. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, việc xây dựng và giữ vững thương hiệu cần trở thành yếu tố cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp, cũng như sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dược nói riêng nhưng cùng với đó là những thách thức khi các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia có cơ hội “tràn” vào Việt Nam khiến cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.
DNVN - Hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%), tại các hệ thống siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.

End of content

Không có tin nào tiếp theo