Tìm kiếm: đứt-gãy-chuỗi-cung-ứng
Cú sốc giá lợn hơi "lao dốc" vì cung vượt cầu vào năm 2017 chưa được bao lâu thì ngành chăn nuôi lợn trong nước lại phải đối mặt với dịch tả lợn châu Phi, dịch COVID-19. Có thể nói những khó khăn trên đang "đẩy" người chăn nuôi nhỏ vào tình cảnh thua lỗ kéo dài, khó tái đàn trở lại.
DNVN - “Không ai ngờ chỉ một viên pin lại có thể làm gián đoạn việc dạy – học trực tuyến, nhưng đó lại là thực tế. Và còn rất nhiều thứ tương tự có thể ảnh hưởng việc học tập của con em mà phụ huynh không thể mua sắm, chuẩn bị được do vướng giãn cách. Xử lý những tình huống này thế nào?” – Chúng tôi đặt vấn đề với Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng.
DNVN - Tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6h ngày 6/9 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch COVID-19, kiên quyết yêu cầu người dân "ai ở đâu thì ở đó"... là những nội dung quan trọng trong Công điện hoả tốc số 19/CĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.
DNVN - UBND TP Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung liên quan đến giải pháp duy trì, ổn định sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn phòng chống dịch.
Về lâu dài cần tăng tính tự chủ nguyên vật liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu mới nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu.
DNVN – TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai hiện là 3 tỉnh thành có thiệt hại nặng nề nhất do dịch bệnh COVID-19. Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều DN đã phải tạm ngưng sản xuất để bảo đảm an toàn và phục vụ phòng chống COVID-19. Từ đó khiến nguy cơ dồn ứ hàng tại các cảng trở nên trầm trọng hơn. Việc thông quan hàng hóa cũng khó khăn hơn.
DNVN - Để giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất an toàn trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, ngoài phương án “3 tại chỗ” hay “1 cung đường 2 địa điểm” TP Hồ Chí Minh tiếp tục đưa ra thêm các phương án “3 tại chỗ theo kíp” và “4 xanh” để doanh nghiệp chủ động lựa chọn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng của cộng đồng doanh nghiệp tại Hội nghị, xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
DNVN – Nhiều chuyên gia nhận định hết COVID-19 chưa phải DN đã hết cầm cự mà có thể vẫn cần thêm 3-5 năm để khôi phục lại kinh doanh tùy vào ngành nghề, lĩnh vực và loại hình. COVID-19 chấm dứt không có nghĩa là kinh doanh có thể hồi phục được ngay.
Mặc dù 7 tháng đầu năm, ngành dệt may đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp lo ngại về nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, mất hợp đồng và không đảm bảo được tiến độ các đơn hàng đã ký.
Chống dịch "quá tay" khiến mọi chi phí của doanh nghiệp đều đội lên, cộng với việc phải làm xét nghiệm PCR, test nhanh, khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hoá... khiến nhiều doanh nghiệp muốn quỵ ngã.
Phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa XV đã tập trung thảo luận, thống nhất những vấn đề then chốt, quan trọng nhất trên các lĩnh vực của đất nước 5 năm tới; đồng thời đề ra những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2021; quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.
Việc thua lỗ do chi phí đội lên liên tục được nhắc tới nhiều khi nói về thực trạng mà ngành chăn nuôi đang gặp phải. Nông dân, HTX, doanh nghiệp mong muốn được Nhà nước hỗ trợ giảm giá điện, chi phí xét nghiệm và ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19, miễn giảm các loại phí và lệ phí.
Theo Nghị quyết của Chính phủ, TP Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch trước 1/9/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021.
DNVN - Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam (LEFASO), nhiều doanh nghiệp mong muốn được tự xây dựng phương án phòng chống dịch và chịu trách nhiệm với an toàn đơn vị mình dưới sự chỉ đạo của địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo