Lâm Đồng: Doanh nghiệp vẫn bị sách nhiễu, đi lại nhiều lần
Lâm Đồng: Trao giải cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp lần thứ I / Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Không ngừng nâng cao vai trò, vị thế
Doanh nghiệp vẫn “than”
Tháng 6/2016, nhằm khẳng định quyết tâm kiến tạo, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, UBND tỉnh Lâm Đồng cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ký kết Biên bản cam kết về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành.
Cải cách thủ tục hành chính, mình bạch hoá quy trình giải quyết hồ sơ, công việc đang được tỉnh Lâm Đồng chú trọng nâng cao (Ảnh: VH)
Đây được xemlà thông điệp quan trọng được gửi đến cộng đồng doanh nghiệp về việc cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh của tỉnh Tây Nguyên này.
Trong 3 năm qua, Lâm Đồng đã nỗ lực trong tổ chức triển khai thực hiện các nội dung cam kết, qua đó đã đạt và vượt một số chỉ tiêu cụ thể, tiếp tục phấn đấu hoàn thành một số chỉ tiêu, từ đó góp phần cải thiện về môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Từ đó, kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu khích lệ, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng được cải thiện đáng kể. Điểm số PCI của Lâm Đồng tăng liên tục trong 3 năm gần đây, liên tục được xếp hạng thuộc nhóm các địa phương có chất lượng điều hành khá và luôn đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các nhiệm vụ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Các thủ tục hành chính một số lĩnh vực vẫn còn phức tạp, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan đến quy trình xử lý thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực về đất đai, đầu tư, xây dựng, đền bù, giải tỏa…
Điều doanh nghiệp quan tâm và ca thán nhiều nhất, đó là tuy đã giảm được đáng kể hiện tượng một số cán bộ, công chức thực thi công vụ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thế nhưng trên thực tế vẫn tồn tại một số ít cán bộ, công chức gây khó khăn, sách nhiễu doanh nghiệp; vẫn còn một tỷ lệ nhất định hồ sơ của các doanh nghiệp bị chậm trễ, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, đất đai...
Sự lắng nghe, chia sẻ của chính quyền là yếu tố quan trọng để "níu chân" doanh nghiệp đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Ảnh: VH)
Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của một số sở, ban, ngành, UBND cấp huyện còn chưa kịp thời. Do đó, dù đã được UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt để đảm bảo một năm chỉ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không quá một lần, nhưng vẫn còn một số trường hợp cơ quan chức năng chưa thực hiện nghiêm túc.
Công tác phối hợp, phát hiện ngăn chặn và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong kinh doanh, sản xuất gây ô nhiễm môi trường chưa đạt kết quả như mong muốn.
Giải pháp nào?
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện nội dung cam kết cải thiện môi trường kinh doanh và công bố chỉ số PCI năm 2018 tỉnh Lâm Đồng vừa diễn ra, ông Nguyễn Văn Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ,đánh giá những việc đã làm được, làm tốt; những vấn đề còn tồn tại để tìm giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nữa những gì tỉnh đã cam kết với cộng đồng doanh nghiệp.
“Dù ở chỉ tiêu nào thì thái độ của cán bộ, công chức gây phiền hà đến doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính, trong thanh kiểm tra, trong hỗ trợ doanh nghiệp... đang được các doanh nghiệp quan tâm, đề nghị các sở ngành phải lưu tâm xử lý triệt để. Chúng ta đã làm nhiều việc nhưng tại sao doanh nghiệp vẫn chưa ghi nhận(?) Phải chăng cái doanh nghiệp cần thì mình làm không làm, cái người ta không cần thì mình làm, nên cảm thấy vất vả, nghĩ mình làm được nhiều, nhưng dưới cách nhìn của doanh nghiệp thì chưa được bao nhiêu”, ông Yên trăn trở.
Qua trao đổi, thăm dò ý kiến trước và trong hội nghị, các đại biểu thống nhất đề nghị tỉnh Lâm Đồng cần tiếp tục cải cách, đơn giản hóa, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; minh bạch hóa quy trình giải quyết hồ sơ, công việc nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp tìm hiểu, theo dõi và giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước...
Cần thực chất, hiệu quả hơn nữa công tác đối thoại với doanh nghiệp (Ảnh: VH)
Bên cạnh đó, cần tăng cường tổ chức đối thoại với doanh nghiệp ở các cấp, các ngành, các địa phương để lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp, giải quyết kịp thời và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.
“Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh sẽ thực hiện công tác giám sát quá trình đối thoại giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp; kịp thời kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền những vấn đề liên quan đến quá trình giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước có liên quan”, là một trong những giải pháp quan trọng sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Một giải pháp khác, đó là tỉnh Lâm Đồng sẽ giao Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan liên quan, xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện (DDCI) trình UBND tỉnh xem xét, ban hành thực hiện trong năm 2019.
Điều đặc biệt quan trọng là cần tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương hành chính, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, trình độ, kỹ năng, tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp có hành vì quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu doanh nghiệp...
Chậm giải quyết công việc, chuyển công tác lãnh đạo Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện nội dung cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên cho biết, Bí thư Tỉnh uỷ vừa chỉ đạo cho uỷ ban tỉnh phải tổ chức đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính mỗi tháng một lần, thay vì mỗi quý một lần. “Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cũng chỉ đạo, nếu đồng chí giám đốc sở, ban, ngành nào, chủ tịch huyện, thành phố nào, 3 tháng liên tiếp, chỉ số chậm giải quyết thủ tục hành chính không được cải thiện thì phải xem xét điều chuyển đi chổ khác”, ông Yên công khai thông tin tại hội nghị trước "bá quan văn võ".
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo