Tìm kiếm: DN-Việt
Hạn chế lớn của nhiều doanh nghiệp Việt là chưa thể xuất khẩu sản phẩm qua kênh truyền thống hoặc kênh thương mại điện tử bằng chính thương hiệu của mình. Thậm chí, doanh nghiệp còn gặp rủi ro lớn khi không bảo hộ nhãn hiệu của mình ở thị trường xuất khẩu.
World Food Moscow 2019 thu hút sự tham gia của hơn 1.500 doanh nghiệp đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, trong khi xuất khẩu (XK) hồ tiêu ghi nhận giảm mạnh ở hầu khắp thị trường thì lại có những tín hiệu khả quan tại EU. Nhưng muốn tận dụng được cơ hội thúc đẩy XK vào khối EU cũng như các thị trường khác, ngành hồ tiêu cần thay đổi mạnh mẽ, vượt rào cản phi thuế quan.
DNVN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ khởi động Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ diễn ra sáng 24/9 tại Hà Nội.
DNVN - Lễ công bố doanh nghiệp (DN) đạt chỉ số năng lực quản trị tài chính tốt nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2018 diễn ra chiều 23/9 tại Hà Nội.
DNVN - Trong bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký kết Hiệp định EVFTA, nông nghiệp Việt Nam cần xây dựng hình ảnh thương hiệu 4.0. Người nông dân phải là doanh nghiệp, phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mang lại giá trị cho người tiêu dùng, qua đó mới tối ưu hóa được mục tiêu phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia, để tận dụng được cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (NN) có nguồn gốc, được chứng nhận an toàn thì áp dụng công nghệ hiện đại thời kỳ 4.0 (NN 4.0) là “chìa khóa” để tiếp cận thị trường châu Âu.
Bức tranh về thị trường xuất khẩu, đầu tư nước ngoài đang không có những tín hiệu lạc quan như trước, và 2-3 năm tới sẽ là giai đoạn khó khăn của các doanh nghiệp.
Sau 8 tháng có hiệu lực, những cơ hội to lớn từ Hiệp định CPTPP vẫn chưa trở thành hiện thực đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng không thể không đề cập tới những bất cập về thủ tục pháp lý mà doanh nghiệp gặp phải.
Theo đánh giá của các chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan chức năng, khả năng tận dụng các ưu đãi từ CPTPP của Việt Nam còn thấp, ngay cả các ngành hàng chủ lực của Việt Nam như may mặc, nông sản… mới đáp ứng được 1,17% đến 4% trên tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu vùng CPTPP.
DNVN - Trong bối cảnh "Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) đã được ký kết, lao động Việt Nam vẫn chưa giải quyết được vấn đề tồn đọng, đó là lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của thị trường châu Âu.
DNVN - Việc Bộ Công Thương Ấn Độ đột ngột áp đặt chính sách hạn chế NK hương nhang và các chế phẩm khác được coi là chính sách nghiệt ngã đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hương nhang XK sang Ấn Độ. Tuy nhiên, đây cũng là lời thức tỉnh đối với các doanh nghiệp nước ta, qua đó cần rút ra bài học trong hoạt động sản xuất kinh doanh...
DNVN - Tại cuộc họp trao đổi về việc Ấn Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang và chế phẩm do VCCI tổ chức chiều 6/9 tại Hà Nội, hơn 40 doanh nghiệp sản xuất hương nhang xuất khẩu Ấn Độ đã đồng loạt lên tiếng kêu cứu, đề nghị Nhà nước, cùng các bộ, ngành liên quan có hành động quyết liệt và thích hợp để giải quyết rào cản thương mại nghiêm trọng này.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Hán Hữu Hải, Tổng Giám đốc YourTV Group chia sẻ, việc xây dựng văn hóa DN không mâu thuẫn với lợi ích phát triển DN bởi khi DN có văn hóa tốt thì cộng đồng, thị trường sẽ tôn trọng và tin dùng sản phẩm, dịch vụ của DN, góp phần vào sự phá triển của DN.
Trong bối cảnh hội nhập, muốn tồn tại bền vững doanh nghiệp phải xây dựng bản sắc và văn hóa doanh nghiệp (VHDN). Bởi khi DN ngoại đầu tư vào Việt Nam sẽ mang theo văn hóa của họ và nếu lơ là, DN Việt sẽ mất đi bản sắc cũng như lợi thế cạnh tranh ngay tại “sân nhà”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo