Tìm kiếm: DN-lớn

DNVN – Bây giờ chúng ta không hỏi là: “Có chuyển đổi số hay không?” mà là “Chuyển đổi số như thế nào?”. Đó là những chia sẻ của CEO Nguyễn Viết Thanh- Phó Chủ tịch HH DN Thành phố Thanh Hóa, Giám đốc DN Khoa học - Công nghệ Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương trong buổi trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam.
DNVN - VASEP đề nghị Thủ tướng đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ”. Người lao động trong sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu, trong các nhà máy, các khu công nghiệp thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói riêng.
Chuyển đổi số đang là cuộc chạy đua được nhiều doanh nghiệp quan tâm để giữ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra đã khiến quá trình này trở thành yếu tố "sống còn" với đa phần doanh nghiệp. Vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển đổi thế nào trong thời gian qua.
Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí là phải tạm dừng hoạt động. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục hồi sản xuất, kinh doanh, DN buộc phải đầu tư cho khoa học - công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo.
DNVN - Nêu phản ánh của doanh nghiệp về chất lượng thông tư, công văn, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho hay, có doanh nghiệp gửi nhiều công văn yêu cầu đến bộ nhưng tận 10 năm vẫn chưa có câu trả lời. Từ đó gây sự tắc nghẽn, đình trệ trên thực tế, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Họp trực tuyến với lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM, chiều 17/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị lực lượng chống dịch của thành phố khẩn trương điều tra dịch tễ, xác định các ổ dịch, các nguồn lây, quy mô để khoanh vùng thật gọn, thật chặt, phấn đấu không để tiếp tục kéo dài tình trạng giãn cách xã hội trên diện rộng.
Xuất khẩu trực tuyến đang là phương thức hữu hiệu để các doanh nghiệp Việt mở lối vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm thiểu rủi ro, đứt gẫy thị trường vì dịch COVID-19. Cơ hội là rất lớn, nhưng cạnh tranh trên môi trường này cũng rất khốc liệt, buộc các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, thị hiếu của khách hàng toàn cầu.
DNVN - Theo giới chuyên gia, làn sóng Covid-19 lần thứ tư rất nguy hiểm khi xuất hiện ở cơ sở y tế và khu công nghiệp. Bức tranh doanh nghiệp (DN) trong những tháng đầu năm nay rất đáng quan ngại. Vậy Chính phủ cần hỗ trợ như thế nào để DN vừa đảm bảo phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh hiệu quả?
DNVN - Để giải quyết câu chuyện “được mùa rớt giá” cho nông sản ở đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều chuyên gia nhận định cần đẩy mạnh khâu chế biến để xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ cho HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp để họ góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản.
DNVN - Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp, với 283 sản phẩm là thương hiệu quốc gia (THQG). Các sản phẩm đạt THQG phải đáp ứng đủ 3 tiêu chí: Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong. Với 3 tiêu chí chung của Chương trình THQG Việt Nam, doanh nghiệp (DN) phải làm thế nào để không bị đóng vào khuôn mẫu và định vị "chất riêng" của mình.

End of content

Không có tin nào tiếp theo