Tìm kiếm: Lễ-cầu-an
Giếng thiêng đến nỗi, xưa kia Cao Biền người Trung Quốc từng sang để yểm bùa, triệt hạ long mạch của giếng, nhưng cuối cùng thất bại.
Hàng chục năm qua người dân xóm Đông Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn thường rỉ tai nhau về những câu chuyện bí ẩn xung quanh 11 ngôi đền “lạ” ở trên núi Đền.
Lễ Then xò lụ (Then cầu con) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Thái ở bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang được gìn giữ và phát huy. Qua nghi lễ, nhiều điệu múa cùng lời hát Then được bảo tồn.
Người Thái là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và làm nương rẫy. Theo nông lịch truyền thống của dân tộc, vào tháng 3 tháng 4 Âm lịch là mùa gieo, cấy, mở đầu một năm làm ăn, sản xuất. Thường thì tháng 3 sấm ra, rừng núi gọi mưa về, mọi người rủ nhau xuống ruộng, lên nương, với tâm trạng mừng vui vì những cơn mưa hứa hẹn một mùa bội thu.
Đối với người miền xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột là lạ lẫm nhưng với người Dao Tiền ở bản Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình thì cỗ cúng ở ngôi miếu của bản bắt buộc phải có thịt chuột khô mới thiêng, trên bàn thờ ba ngày Tết cũng phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên.
Cứ vào ngày 15, 7 hoặc 19 tháng Ba Âm lịch, bước vào mùa khô hạn, cây cối thiếu nước, không có nước tưới tiêu cho lúa, người Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang lại tổ chức lễ cầu mưa.
Lễ cúng mưa đầu mùa là một trong những phong tục tốt đẹp của đồng bào người M’Nông ở Đắk Lắk, cầu thần mưa ban cho mưa thuận gió hòa, nhiều điều tốt đẹp.
Goong, Chinh, Goong Xơn Gănt hay còn gọi là Cồng, Chiêng không chỉ là một nhạc cụ đơn thuần mà còn là tài sản vô giá, văn hóa tiêu biểu của người S’Tiêng sinh sống trên mảnh đất Bình Phước. Goong, Chinh được người S’Tiêng lưu giữ, sáng tạo trong suốt quá trình lao động sản xuất, được kế thừa qua nhiều thế hệ.
Hàng năm, vào ngày Hợi đầu tiên của tháng Giêng, người Tày lại tấp nập mở Hội xuống đồng. Nhưng thực ra quá trình chuẩn bị mở hội đã diễn ra từ trong năm. Các dòng họ trong các bản đều được phân công lo các phần việc chuẩn bị mở hội như: Chọn dây song để kéo co, chọn cây còn, lễ vật cúng chung…
Cứ vào dịp đầu năm mới, đồng bào dân tộc Khơ Mú xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại tổ chức lễ hội Cầu mùa – một trong những lễ hội lớn trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Đây là nghi thức đồng bào Khơ Mú cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt.
Người Ba Na ở xã Hơ Moong xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ cầu an để xua đuổi những điều xấu ra khỏi buôn làng, cầu may mắn, hạnh phúc cho người dân.
Đâm đuống là tục lệ có từ lâu đời ở các vùng đồng bào dân tộc Mường, Hòa Bình và huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Theo tiếng Mường, đâm đuống còn gọi là “chàm đuống”, chàm là đâm từ trên xuống, đuống là máng gỗ để giã lúa…
Đồng bào Mông rất coi trọng dòng họ gồm những người có chung tổ tiên. Người Mông có nghi lễ cúng dòng họ vào dịp cuối năm để cầu xin thần linh phù hộ cho các thành viên trong dòng họ và bản làng khỏe mạnh, mùa màng được tốt tươi, chăn nuôi phát triển, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Những lễ hội đặc sắc dọc ba miền đất nước sau Tết Nguyên đán luôn thu hút được đông đảo du khách với hy vọng vào một năm mới bình an, hạnh phúc, nhiều may mắn.
Theo tiếng gọi mùa Xuân, hành hương viếng chùa chiền và cầu nguyện bình an bên người thân được xem là nét đẹp văn hóa của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về.
End of content
Không có tin nào tiếp theo