Tìm kiếm: Lãi-suất-cao

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 9/2011, có gần 49.000 doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế, trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 doanh nghiệp, khoảng 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 31.500 doanh nghiệp ngừng nộp thuế. Như vậy, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước, riêng số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 57%.
Nợ chồng nợ, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm cách thoát thân bằng cách vay “nóng” với lãi suất cắt cổ. Nhưng nợ tiếp tục sinh ra nợ, nhiều doanh nghiệp đang bị xoáy vào vòng luẩn quẩn không lối thoát.
Trong khi các doanh nghiệp ra sức “kêu gào” vì khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng, thì các ngân hàng lại cho rằng nguyên nhân đôi khi từ chính các doanh nghiệp. Vậy có phải ngân hàng đang cố tình làm “khó” các doanh nghiệp?
Dù thông điệp hạ lãi suất cứu doanh nghiệp của ngân hàng rất sáng tỏ, nhưng trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp cho rằng chưa nên mừng vội. Bởi lãi suất cho vay vẫn cao, trong khi doanh nghiệp đang ế hàng và tài sản thế chấp đã... cạn!
Phá sản, giải thể doanh nghiệp là việc bình thường của nền kinh tế thị trường. Nhưng khi phá sản thành phổ biến hoặc đang ở mức độ tăng nhanh đột biến thì chúng ta phải xem xét lại. Trong đó, đặc biệt là xem xét yếu tố về môi trường chính sách, cách điều hành, những vấn đề chỉ đạo và ý thức chấp hành, thực hiện chính sách...
Bàn về những chỉ số kinh tế quí 1/2012, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng các doanh nghiệp hiện đang bế tắc cả đầu vào lẫn đầu ra. Ông nói: “Phải nói là doanh nghiệp cũng dai sức đấy, nhưng đến giờ họ đã kiệt sức rồi”.
Không doanh nghiệp nào dại dột đi vay trong khi lãi suất cao, cũng không ngân hàng dám cho vay khi rủi ro tiềm ẩn là rất lớn. Cả phía cung và cầu đều ngại khiến cho nhiều ngân hàng bị ứ đọng vốn chứ không phải là thanh khoản dồi dào khiến ngân hàng phải giảm lãi suất để cho vay.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo muốn bãi bỏ độc quyền cấp tín dụng của các ngân hàng lớn ở nước này, nhằm cải thiện điều kiện vay vốn cho các công ty tư nhân trong lúc hoạt động kinh tế kinh tế có phần đình đốn.
Kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng rơi vào con đướng phá sản, số còn lại phần lớn phải sống trong cảnh cầm cố. Lý giải cho hiện tượng nói trên, một trong những nguyên nhân quan trọng được các chuyên gia đánh giá là việc lãi suất cho vay ở nước ta đang ở top cao bậc nhất thế giới và kéo dài nhiều năm.
Trước con số 12.000 doanh nghiệp giải thể, sản xuất công nghiệp tăng trưởng rất chậm ở mức 4,1% và lượng hàng tồn kho tăng tới 34,9% trong quý I, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải cho rằng, cần phải bình tĩnh xem xét khó khăn của doanh nghiệp.

End of content

Không có tin nào tiếp theo