Tìm kiếm: Nguyễn-Văn-Đính
Giải thích cho hiện tượng khối lượng giao dịch giảm nhưng giá căn hộ vẫn tăng, nhiều chuyên gia cho rằng, nhu cầu mua nhà của người dân hiện nay là rất lớn, trong khi nguồn cung lại thiếu hụt.
Mặc dù những cơn sốt đất cục bộ ở các địa phương đã được chấn chỉnh, nhưng chỉ chờ có dịp lại bùng lên. Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Xây dựng đã có cảnh báo, đồng thời cho biết sẽ có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng đầu cơ.
Chung cư trung cấp - bình dân và đất nền luôn là nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền trong bất kỳ tình huống nào, bởi nhu cầu ở và đầu tư của khách hàng vẫn rất lớn, trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp.
DNVN - Đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực bất động sản, kéo theo hàng loạt sàn giao dịch môi giới trong lĩnh vực này phải đóng cửa, nhân viên môi giới bất động sản rơi vào cảnh thất nghiệp. Câu hỏi làm sao để sống sót và vượt qua Covid-19 đã và đang làm đau đầu các sàn giao dịch môi giới bất động sản.
Trong khi giá nhà để bán không đổi, thậm chí có khu vực tăng nhẹ, thì giá nhà cho thuê lại giảm. Đây là nghịch lý mà một số công ty nghiên cứu bất động sản (BĐS) chỉ ra tại các buổi họp báo về tình hình thị trường mới đây.
Bất động sản (BĐS) là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 khi có đến 800/1.000 sàn giao dịch ngừng hoạt động. Trước khó khăn đó, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) đã kiến nghị Chính phủ tháo gỡ "thể chế pháp luật - hành chính", trước tiên là ban hành một Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2013.
DNVN - Doanh thu mảng chủ lực của CenLand là môi giới bất động sản giảm 30% so với quý I/2019.
Thị trường gần như “đóng băng", 800 sàn giao dịch bất động sản đóng cửa; Thạch Thất báo cáo Hà Nội 2 dự án đô thị 500ha, nơi vừa xảy ra "sốt" đất... là những thông tin bất động sản nổi bật tuần qua.
DNVN - Bên cạnh đà suy giảm của thị trường, lĩnh vực bất động sản tiếp tục “thấm đòn” từ ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhiều phân khúc như căn hộ, đất nền, nhà phố biệt thự, bất động sản nghỉ dưỡng đã suy giảm nguồn cung xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Ghi nhận của một số công ty nghiên cứu bất động sản cho thấy thị trường đang đối mặt với khó khăn tứ bề dẫn đến nguồn cung và lượng giao dịch giảm, nhưng giá lại không giảm.
Theo chuyên gia, những bài học "sốt" đất tại nhiều vùng ven Hà Nội vẫn còn đó, rộ lên rồi trầm lắng, không ai mua, để hoang rất nhiều. Nhiều nhà đầu tư “lụt" ở đó, trong khi lúc mua thì đắt.
Mặc dù bất động sản nhà ở là kế hoạch dài hạn, nhu cầu thường xuyên của khách hàng, nhưng vẫn chịu chung số phận “đìu hiu” bởi dịch Covid-19, khi từ đầu năm 2020 đến nay chưa có một dự án nào mở bán và các sàn cũng trong tình cảnh “chùa bà Đanh”. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định sau đại dịch sẽ là cơ hội tốt cho khách hàng có nhu cầu ở thực.
Đại dịch Covid-19 có quy mô và có tác động lớn hơn đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Thị trường du lịch dự kiến sẽ có thể phục hồi hoàn toàn trong khoảng 6 tháng sau khi có những công bố chính thức về việc kiểm soát hoàn toàn đại dịch và điều này sẽ kéo theo lượng khách lưu trú tại các khác sạn, khu nghỉ dưỡng.
Mặc dù có nhiều vấn đề về pháp lý, cộng thêm “bóng đen” dịch Covid-19, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như đang "đóng băng", nhưng với mục tiêu phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn của Chính phủ, khi hết dịch Covid-19 và pháp lý rõ ràng thì phân khúc này sẽ bật nhanh nhất.
Việc thắt chặt dòng tiền vào bất động sản và dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp đang kéo các sàn giao dịch, các công ty môi giới bất động sản rơi vào bế tắc và phải tháo chạy, còn các nhân viên môi giới phải chuyển nghề để có thu nhập, duy trì cuộc sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo