Tìm kiếm: Nhập-Siêu

Phá sản, giải thể doanh nghiệp là việc bình thường của nền kinh tế thị trường. Nhưng khi phá sản thành phổ biến hoặc đang ở mức độ tăng nhanh đột biến thì chúng ta phải xem xét lại. Trong đó, đặc biệt là xem xét yếu tố về môi trường chính sách, cách điều hành, những vấn đề chỉ đạo và ý thức chấp hành, thực hiện chính sách...
Bàn về những chỉ số kinh tế quí 1/2012, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng các doanh nghiệp hiện đang bế tắc cả đầu vào lẫn đầu ra. Ông nói: “Phải nói là doanh nghiệp cũng dai sức đấy, nhưng đến giờ họ đã kiệt sức rồi”.
Đối với hơn 500 doanh nghiệp đăng ký phá sản trong hai tháng qua tại Hà Nội và Tp.HCM, công bố hạ mặt bằng lãi suất thêm 1% phát đi từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cách đây ít ngày có lẽ không còn nhiều ý nghĩa.
Theo ông Nguyễn Sơn Hà, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, một trong những nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại liên tục nghiêng về phía Việt Nam nhiều năm nay chủ yếu là do các DN Việt Nam chưa có sự quan tâm đúng mức tới thị trường này.
“Các dự báo hiện nay cho rằng đáy khủng hoảng là 2012, nhưng đó là khi kinh tế thế giới không rơi vào suy thoái kép và khu vực đồng Euro không đổ vỡ”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành lưu ý như vậy.
Châu Âu tạm tìm ra lối thoát cho khủng hoảng nợ công nhưng triển vọng vẫn mong manh, khó lường. Trong khi đó, kinh tế Mỹ, Trung Quốc xuất hiện thêm nhiều tín hiệu lạc quan mới

End of content

Không có tin nào tiếp theo