Tìm kiếm: Nông-hộ
Phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất cây trồng theo tiêu chuẩn GAP, bảo vệ môi trường gắn với việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là cơ sở bảo đảm cho nông sản Gia Lai đủ sức cạnh tranh ở các thị trường khó tính.
Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), thuế nhập khẩu thịt lợn đông lạnh vào Việt Nam từ 22,5% sẽ về 0% sau 7 năm; thuế nhập khẩu lợn tươi sống từ 37,5% sẽ về 0% sau 9 năm. Đó là thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi trong nước...
Ngày trước, người dân Tuyên Quang nuôi trâu để lấy sức cày, kéo. Nay cơ giới hóa, máy móc đã thay sức trâu, nhưng tổng đàn vẫn tăng vọt bởi nhiều hộ nuôi trâu để làm giàu.
Ở Trung Quốc, có người sẵn sàng bỏ 1,7 tỷ đồng mua 1 con lợn treo trên xà nhà hơn 30 năm đã bốc mùi hôi thối về ăn. Còn ở Việt Nam, nhiều người bỏ vài triệu đồng chỉ để sở hữu một con chuột về nuôi chơi.
Sau 6 tháng nuôi, lông chim cổ màu xanh mướt, mỏ và mồng chim trổ màu đỏ sẽ được bán với giá từ 1 - 1,5 triệu đồng/con.
DNVN - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã có công bố thông tin chính thức sở hữu 75% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần GTNfoods (“GTNfoods”) vào ngày 19/12/2019.
Vải thiều đang là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) từ nhiều năm qua. Để nâng cao hiệu quả cây trồng, những năm gần đây, huyện đang khuyến khích các hộ trồng vải theo quy trình VietGAP, chú trọng an toàn lao động (ATLĐ).
Khác với mọi năm, thời điểm này nông sản nấm rơm ở miền Tây đã bắt đầu tăng giá mạnh. Dự báo Tết năm nay nấm rơm sẽ tăng giá ở mức kỷ lục.
Muốn nâng cao giá trị, tạo sức canh tranh các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các HTX, làng nghề tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các HTX, làng nghề nói chung, Hà Nam nói riêng phải nâng cao chất lượng, mở rộng liên kết để kết nối, tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình chăn nuôi gà Cùa ở Quảng Trị hay hiệu quả từ hoạt động của HTX Nông nghiệp Bình Đào ở Quảng Nam là minh chứng rõ nét về việc hình thành chuỗi giá trị trong chương trình OCOP.
Ngư dân xã đảo Sơn Hải đã nuôi thử nghiệm thành công cá bè quỵt, đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, góp phần đang dạng hóa đối tượng nuôi lồng bè trên biển.
Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được thực hiện ở hầu hết các địa phương trên cả nước, tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng; trong đó có nhiều sản phẩm thuộc hạng 4 sao, 5 sao.
Đạ K’Nàng là một xã nghèo thuộc huyện 30 Đam Rông (Lâm Đồng). Tuy nhiên, sự dẫn dắt của HTX Nông nghiệp Đạ K’Nàng đã giúp kinh tế nông thôn nơi đây khởi sắc. Người dân nghèo đã có việc làm, thay đổi tư duy sản xuất để thoát nghèo nhanh và bền vững.
Việc gừng Kỳ Sơn ở Nghệ An vừa được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý tiếp tục là động lực thúc đẩy nhiều nông sản đặc sản khác hướng tới bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Các HTX có đặc sản Chỉ dẫn địa lý cũng vì thế mà nâng thêm sức cạnh tranh.
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản, đặc sản địa phương ngày càng có vai trò quan trọng, có tác động giúp người nông dân, HTX và doanh nghiệp nâng cao danh tiếng, phát triển thị trường, bảo vệ những giá trị về chất lượng và bán được nông sản với giá cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo