Tìm kiếm: Thực-phẩm-thiết-yếu
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã xây dựng 4 kịch bản, trong mọi tình huống vẫn đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân ở khu vực thực hiện cách ly.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết tại Hà Nội, lượng hàng hóa kinh doanh tại các chợ truyền thống giảm 50 - 70%, doanh thu giảm 50 - 80% so với thời điểm không có dịch.
Các phương án dự phòng cần được sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống, kể cả trường hợp xấu nhất, cách ly một thành phố, cách ly một vài tỉnh thành… chúng ta vẫn đáp ứng đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân.
DNVN - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp chiều muộn ngày 19/3 với các đơn vị về tình hình cung ứng hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp.
DNVN - Thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho thấy, trong ngày 18/3/2020, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra, giám sát 76 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế, xử lý 22 cơ sở, phạt tiền gần 95 triệu đồng.
DNVN - Tại cuộc họp về bình ổn giá thịt lợn giữa Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê vào16/3, nhiều ý kiến đề xuất đưa thịt lợn vào mặt hàng kê khai giá và kiểm soát yếu tố hình thành giá để bình ổn giá.
DNVN - Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, nhiều người tiêu dùng tại TP.HCM đang hạn chế đến những nơi đông người, điều này khiến nhu cầu mua sắm trực tiếp giảm dần. Thay vì ra ngoài mua sắm, người tiêu dùng đang chọn phương thức mua hàng trực tuyến để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Nếu doanh nghiệp chăn nuôi không giảm được giá lợn, chắc chắn Chính phủ sẽ tăng cường nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ, Úc, Canada, Lào, Campuchia.
Theo Bộ Công Thương, nguồn cung các hàng hóa thực phẩm thiết yếu và hàng tiêu dùng của Việt Nam về cơ bản tự năng lực sản xuất trong nước đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.
DNVN – Trước diễn biến phức tạp và lây lan nhanh của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Bình Thuận đề nghị các doanh nghiệp tăng cường nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, đảm bảo nhu cầu của người dân trong dài ngày. Đồng thời khuyến cáo người dân lượng hàng hoá rất dồi dào, không cần tích trữ.
DNVN – Đó là khẳng định của Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi tiến hành rà soát nguồn cung và tổ chức cuộc họp khẩn với các doanh nghiệp, siêu thị và cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
DNVN - Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội triển khai tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý hành vi vi phạm đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; Phối hợp thực hiện công tác bình ổn thị trường, phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Kênh bán lẻ đang phải chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn từ dịch bệnh virus Corona trong bối cảnh nhu cầu mua sắm yếu đi (ngoại trừ nhóm hàng thực phẩm thiết yếu). Đây cũng là lú các nhà bán lẻ cần hoàn thiện mô hình bán hàng đa kênh của mình trước “phép thử” này.
DNVN - Theo báo cáo nhanh của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) về tình hình cung ứng hàng hóa thực phẩm thiết yếu tại hệ thống bán lẻ, nguồn hàng thực phẩm thiết yếu của các siê thị được bày bán khá dồi dào, giá cả ổn định như trước Tết.
Lo ngại dịch bệnh từ virus Corona sẽ kéo dài, một số người dân tại TP Hồ Chí Minh có tâm lý tích trữ các mặt hàng nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, cơ quan chức năng khuyến cáo không cần tích trữ, vì nguồn hàng hóa phục vụ thị trường sau Tết khá dồi dào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo