Tìm kiếm: Tái-cơ-cấu-kinh-tế
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, các tổ chức tín dụng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Trong một ngày nền kinh tế không thể hửng nắng lên ngay được, nhưng khi chúng ta nói tái cơ cấu nền kinh tế thì chúng ta phải làm thật, chứ đừng để nói... chơi.
Mục tiêu kép của năm 2013 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn,... đòi hỏi phải được thực hiện quyết liệt ngay từ tháng khởi đầu. Việc cập nhật tiến độ, phân tích và dự báo vì thế là rất cần thiết.
Các doanh nghiệp kếu thiếu tiền, nhà đầu tư cũng cạn tiền mặt, ngân hàng căng thẳng thanh khoản. Vây tiền đi đâu và đang ở đâu? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm.
Việc thành lập một công ty quản lý tài sản sẽ nhằm xử lý nợ xấu một cách tập trung và với quy mô lớn, dù rằng quá trình xử lý và hạn chế nợ xấu gia tăng thực tế được triển khai suốt thời gian qua.
Từ 26 đến 28/11, Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ phối hợp tổ chức Hội nghị “Khuôn khổ ổn định tài chính và vai trò của giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động”.
Mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, xây dựng nền tảng vững chắc hơn… phải xuyên suốt trong 10 năm tới.
Theo công bố của tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 là -0,26%, mức tồn kho vẫn lớn, sức mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ vẫn rất yếu và hoạt động sản xuất, kinh doanh còn rất khó khăn.
Đó là câu hỏi của đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) đối với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh khi đề cập những thất thoát mà một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước gây ra trong thời gian gần đây
Các chuyên gia cho rằng, nếu các hợp tác xã hoạt động theo đúng bản chất thì nên duy trì, nhưng nếu các doanh nghiệp đội lốt hợp tác xã hoạt động thì nên loại bỏ, bởi mục đích là “trốn thuế”.
Việt Nam đang đi đúng hướng trong điều hành kinh tế vĩ mô nói chung, cũng như trong thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. Đó là khẳng định được các nhà tài trợ đưa ra ngay trước thềm Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG), chính thức khai mạc vào ngày mai (5/6) tại Quảng Trị.
Tốc độ tăng trưởng các năm tới có thể thấp hơn trước đây. Hàng chục nghìn doanh nghiệp có thể thua lỗ, nhiều lao động mất việc làm, nhiều địa phương phải thay đổi định hướng phát triển. Đây là những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Phát triển kinh tế xanh hay còn gọi là phát triển bền vững đang được coi là xu hướng lựa chọn cho một tương lai không thảm họa, thân thiện với môi trường.
Hưởng ưu đãi lớn, nhưng doanh nghiệp nhà nước đóng góp vào nền kinh tế chưa tương xứng với nguồn lực đang sử dụng. Để tái cấu trúc nền kinh tế hiệu quả, nhiều chuyên gia đề xuất cần loại bỏ ưu đãi.
Thảo luận về Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế ngày 19-4, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói, phải làm rõ vai trò của Nhà nước, nếu không khéo, chúng ta sẽ có thể trở lại mô hình kinh tế kế hoạch như trước đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo