Tìm kiếm: UBND-tỉnh-Long-An

DNVN - Sau 2 tháng giãn cách theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch COVID-19, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 71.000 ca nhiễm, cao nhất là Long An: 30.328 ca, Tiền Giang: 13.059 ca, Đồng Tháp: 8.132 ca, TP Cần Thơ: 5.225 ca… Nhiều tỉnh, thành tiếp tục “đóng cửa”, giãn cách kéo dài khiến hoạt động kinh tế “đóng băng”, doanh nghiệp "chết” … lâm sàng.
DNVN - Long An hiện đang có TP Tân An và một phần các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa vẫn đang áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 cho đến hết ngày 20/9. Tuy nhiên, tỉnh này đã yêu cầu các địa phương xem xét không tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nữa mà chỉ phong tỏa các ổ dịch phát sinh.
DNVN - UBND tỉnh Long An vừa có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư, các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, tổ chức phụ trách từng công trình cụ thể. Lập kế hoạch tiến độ thực hiện từng khâu, từng bước từ nay đến hết ngày 30/9 và đến hết năm 2021 của từng công trình, nguồn vốn.
DNVN - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Long An yêu cầu các huyện Cần Đước, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Tân Trụ, Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Châu Thành và thị xã Kiến Tường, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Đồng Tháp Mười tăng cường huy động nhân lực có chuyên môn y tế cho các Bệnh viện dã chiến.
Gia đình ông Huỳnh Phúc Sơn Triệu (Cần Giuộc, Long An) hiện kinh doanh quán ăn sáng nhỏ tại nhà. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên quán đã ngừng hoạt động từ ngày 8/7/2021 đến nay. Gia đình ông chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh nên không đủ điều kiện để được hỗ trợ khó khăn theo diện hộ kinh doanh.
Ông Nguyễn Hữu Vinh (Long An) kinh doanh tự do. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên ông không thể buôn bán. Ông Vinh đã liên hệ để xin hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch nhưng không được giải quyết vì ông không có giấy phép kinh doanh. Ông Vinh hỏi, ông cần làm thủ tục gì để được nhận trợ cấp.

End of content

Không có tin nào tiếp theo