Tìm kiếm: chính-sách-tài-chính
Tính chất của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 có tính mở, là diễn đàn kinh tế nhưng được kết nối và có phạm vi rất rộng theo hướng đa chiều, tương tác.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, các giải pháp ngắn hạn cũng phải đặt trong tổng thể dài hạn, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững, không nên đưa ra các chính sách giúp phục hồi kinh tế ngắn hạn, trước mắt, nhưng gây bất ổn vĩ mô trong dài hạn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.
Trong năm 2021, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, bùng phát ở nhiều địa phương, xâm nhập vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất kinh doanh, tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội, thử thách sức chống chịu của doanh nghiệp và người dân….
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 28 từ ngày 11 đến 12/11 theo hình thức trực tuyến.
DNVN - Chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã đề xuất với lãnh đạo TP Hà Nội một loạt giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng an toàn, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch, trong đó nhấn mạnh cần nhanh chóng có chính sách cụ thể hóa Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Cuộc chiến chống COVID-19 đã làm nhiều doanh nghiệp kiệt sức, do đó cần có những hỗ trợ sớm, kịp thời để “tiếp sức” cho doanh nghiệp. Phóng viên ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, hiệp hội về vấn đề này.
Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề khi thảo luận tại tổ sáng 23/10 về cơ chế chính sách đặc thù cho Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.
Các chuyên gia tài chính, kinh tế đều nhận định: Chính phủ đã chuyển hướng rất kịp thời, linh hoạt từ chủ trương "Zero COVID-19" sang thích ứng an toàn, linh hoạt để nỗ lực đạt được 2 mục tiêu là kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH).
DNVN - Sự gia tăng nhanh chóng của Fintech đang tạo thách thức cho các nhà hoạch định chính sách, và các tổ chức quản lý, giám sát dịch vụ tài chính. Các cơ quan quản lý có thể phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến quản trị, môi trường pháp lý và sự ổn định tài chính gây ra bởi hệ sinh thái mới.
Để phục hồi và phát triển kinh tế hậu đại dịch COVID-19, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần chấp nhận bội chi cao và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn là để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế, xã hội.
DNVN - Xu hướng các sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm tích hợp đang phát triển mạnh, song mô hình dịch vụ tài chính tích hợp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều ý kiến đề xuất cần có một cơ quan hợp nhất để giám sát các dịch vụ trung gian tài chính.
DNVN - Chuyên gia Viện Chiến lược và Chính sách tài chính – Bộ Tài chính cho biết, hiện có rất ít các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ bảo hiểm đáp ứng được yêu cầu, mà hầu hết chỉ có giấy phép môi giới. Lĩnh vực công nghệ bảo hiểm cần một cơ chế thử nghiệm.
DNVN - Nhận diện về xu hướng và tiềm năng phát triển bất động sản (BĐS) hàng hiệu, các chuyên gia cho rằng đây là thị trường sẽ hút khách hậu COVID-19 và hiện thị trường này đang cầu cao - cung hiếm…
Sáng 8/10, tại Hội nghị giám sát, xem xét những bất cập và kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 do Ủy ban Trung ương MTQT Việt Nam tổ chức, các đại biểu đã nêu rõ 6 bất cập còn tồn tại trong thời gian qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo