Tìm kiếm: dự-thảo-luật-doanh-nghiệp

Ngày 20.8, tại cuộc tọa đàm “Quyền tự do kinh doanh” do Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội tổ chức, đại diện nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, quyền tự do kinh doanh của DN đã có nhiều cải thiện trong thời gian qua, nhưng vẫn còn có những hạn chế lớn, cần phải cải cách mạnh mẽ, thực chất hơn trong thời gian tới.
Theo khảo sát của Hội đồng Anh, Việt Nam hiện có 211 doanh nghiệp xã hội, cùng 165.000 tổ chức có một số đặc tính hoạt động như doanh nghiệp xã hội. Rõ ràng, sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội đang đòi hỏi phải luật hóa loại hình doanh nghiệp này.
Nếu sửa đổi tách riêng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đầu tư sẽ khó ngăn được các nhà đầu tư “ma”, DN có vốn FDI chỉ thành lập và hoạt động trên giấy. Ngược lại, với những nhà đầu tư chân chính họ sẽ rất nản lòng khi tiếp cận những quy định “rườm rà” như trong dự thảo mới này...
Ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, mục tiêu của các nội dung sửa đổi của Luật Doanh nghiệp là để doanh nghiệp (DN) trở thành công cụ kinh doanh an toàn, hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, cũng như DN.
Trao đổi với báo chí về kinh tế Việt Nam năm 2014, ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đang đặt kỳ vọng vào chuyển biến quyết liệt trong cải cách doanh nghiệp nhà nước ngay từ đầu năm tới trước nhứng áp lực từ cấp cao nhất của Chính phủ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo