Tìm kiếm: dự-án-thủy-điện

Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải phát kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đề ra; bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán; tăng cường chống thất thu, triệt để thực hành tiết kiệm... là một số nội dung quan trong được các thành viên Chính phủ thảo luận trong phiên họp thường kỳ tháng 11.
Phá rừng làm thủy điện không trồng lại, dời dân đi nhưng không cấp đủ đất để tái định cư, vỡ đập vì xây chất lượng kém, xả lũ bất ngờ gây hại cho dân, không bù đủ nước cho hạ lưu… Rõ ràng, quản lý phát triển thủy điện đang có nhiều vấn đề. Dự án thủy điện bị phản đối ai cũng có lý để được ký thông qua nhưng khi có sự cố, gây ra hậu họa thì ai cũng có lý để từ chối trách nhiệm.
Ngày 27/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, nêu rõ: Việc rà soát tổng thể quy hoạch thủy điện theo Nghị quyết của Quốc hội đã được Chính phủ triển khai nghiêm túc, đưa ra khỏi quy hoạch 424 dự án, tạm dừng có thời hạn 136 dự án, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án.
Quyết định tất cả dự án thủy điện phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ là một động thái hợp lý. Trước đây, quyết định loại bỏ hơn 400 dự án thủy điện trong cả nước là quyết định tôi cho là có trách nhiệm.
Qua kiểm tra tổng số 76 dự án thủy điện thì có tới 46 dự án vi phạm, chiếm tỷ lệ trên 60% chưa có giấy phép khai thác nguồn nước mặt theo quy định; 100% dự án chưa bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu hoặc duy trì dòng chảy tối thiểu chưa đạt yêu cầu theo quy định; 63/66 dự án chưa thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ theo quy định của luật năm 2012.
“Nói chủ đầu tư dự án thủy điện không nộp tiền trồng bù rừng là trách nhiệm của bộ mà lại đi kêu là không biết tiền nó đang ở đâu cũng là vô trách nhiệm. Ở đây bản thân Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng tắc trách. Còn Bộ Công thương thì buông lỏng quản lý, dễ dãi để cho chủ đầu tư xong việc rồi phủi sạch trách nhiệm…”.
"Ở một số quốc gia phát triển, người đưa ra quyết định sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn nếu phạm sai lầm, ngay cả khi quyết định ấy chưa triển khai, nhưng về mặt uy tín chính trị của họ cũng đã suy giảm nghiêm trọng, cho nên quan chức của nhiều nước “từ chức thường xuyên” là vì thế. Còn ở ta, cứ có chuyện xảy ra là đổ lỗi cho nhau, chẳng mấy khi người ta dám đứng ra nhận trách nhiệm". Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh.

End of content

Không có tin nào tiếp theo