Tìm kiếm: hệ-thống-tài-chính
Bavaguthu Raghuram Shetty, một doanh nhân Ấn Độ đang sở hữu khối tài sản trị giá 880 triệu USD đã khởi nghiệp bằng việc bán hàng rong ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) chỉ với 8 USD.
Trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, việc cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính được coi là một trong ba lĩnh vực quan trọng nhất cần tập trung tiến hành.
“Để thu hút nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài tiếp cận và mua nợ xấu, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của Việt Nam thì việc cần làm nhất bây giờ là sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, cần thiết phải có một đạo luật riêng về xử lý nợ xấu và một cơ chế thông thoáng hơn cho NĐT nước ngoài…” – TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Trước thông tin EVN xây biệt thự, chung cư cao tầng, bể bơi, sân tennis… tính luôn vào giá điện, Thanh tra Chính phủ cho biết, những công trình này phải dùng nguồn vốn phúc lợi, bởi nếu dùng nguồn vốn khác thì về mặt nguyên tắc trong chế độ hạch toán công trình đó sẽ được khấu hao dần vào giá thành điện.
Vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers (Mỹ) năm 2008 đã giáng một đòn chí tử vào thị trường tài chính thế giới. Năm năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong vòng 80 năm, liệu thị trường có an toàn hơn?
Năm 2008, thị trường tài chính Mỹ lâm vào khủng hoảng. Tới đầu năm 1990, Nhật Bản cũng bước vào “Thập kỷ mất mát”. Liệu kịch bản này có xảy ra với Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn bùng nổ tín dụng?
Việc mở cửa khu tự do thương mại Thượng Hải được đánh giá là một trong những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách nền kinh tế.
Theo ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, trong nền kinh tế đang có nhiều sở hữu chéo, đầu tư chéo (SHC, ĐTC) gây những hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ thống tài chính, gây nhiều bất ổn và là cái gốc của vấn đề nợ xấu hiện nay.
Các chuyên gia cho rằng, trong sáu tháng cuối năm vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế. Lạm phát 6 tháng cuối năm có thể tăng cao bất thường nếu giá điện, giá gas, giá nước và các dịch vụ thiết yếu tăng trong các tháng tới cũng như giải pháp kích cầu thực hiện thiếu thận trọng.
“Giải pháp dòng tiền cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” là chủ đề của cuộc hội thảo được tổ chức ngày 27/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút khá đông các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham dự.
Trên đường gập ghềnh tới tương lai là Tên tiêu đề Báo cáo thường niên kinh tế Việt nam năm 2013 do Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố sáng 27/5.
Dự báo mức tăng trưởng GDP chỉ ở mức 5,04-5,35%, nợ xấu, tồn kho bất động sản… vẫn rất khó giải quyết, kinh tế Việt Nam năm 2013 được nhiều chuyên gia đánh giá là còn vô vàn khó khăn, “gập ghềnh”.
Sự bất thường CPI ở thời điểm này đang gây “chia rẽ” trong quan điểm điều hành chính sách theo mục tiêu tăng trưởng, hay ổn định. “Nhiều lúc thấy nói sao cũng được. Chỗ này thì bảo cần ổn định và chấp nhận tăng trưởng thấp để cơ cấu lại nền kinh tế, rồi chỗ kia lại bảo DN đang khó khăn quá, nên cứu...”, ông Đỗ Thức - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nói với Thời báo Ngân hàng.
Với độ trễ tín dụng đối với tăng trưởng kinh tế là từ 6 tháng đến 1 năm, dù tăng trưởng tín dụng 7 tháng còn lại năm 2013 đạt được mục tiêu 12%, thì tác động tăng trưởng tín dụng đến tăng trưởng GDP năm 2013 là không đáng kể.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN Việt Nam) cho rằng: “nếu giám sát hợp nhất là một quy luật, một bước tiến của phát triển thì chúng ta phải theo. Tuy nhiên đến nay chưa ai khẳng định được mô hình này là tối ưu, vì vậy phải thận trọng tìm mô hình phù hợp với Việt Nam”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo