Tìm kiếm: khấn

Người Chăm ở miền Trung Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú cả về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán và các loại hình nghệ thuật. Trong đó, nghệ thuật ca múa nhạc truyền thống của người Chăm là một giá trị văn hóa đặc sắc, cấu thành và làm nên sự nổi trội của nền văn hóa này.
Người Dao ở Lào Cai được biết đến khá nổi tiếng vì sở hữu kho sách cổ quý giá với hàng vạn quyển được lưu giữ tại các hộ gia đình. Để gìn giữ và phát huy giá trị di sản sách cổ và nghề bốc thuốc Nam cho đến ngày nay là nhờ truyền thống dạy chữ, nghề bốc thuốc cho thế hệ sau vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Thái là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và làm nương rẫy. Theo nông lịch truyền thống của dân tộc, vào tháng 3 tháng 4 Âm lịch là mùa gieo, cấy, mở đầu một năm làm ăn, sản xuất. Thường thì tháng 3 sấm ra, rừng núi gọi mưa về, mọi người rủ nhau xuống ruộng, lên nương, với tâm trạng mừng vui vì những cơn mưa hứa hẹn một mùa bội thu.
Đối với người miền xuôi, câu chuyện cúng bằng thịt chuột là lạ lẫm nhưng với người Dao Tiền ở bản Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình thì cỗ cúng ở ngôi miếu của bản bắt buộc phải có thịt chuột khô mới thiêng, trên bàn thờ ba ngày Tết cũng phải có thịt chuột khô mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu với tổ tiên.
Khác với các dân tộc khác, lễ hội ăn đầu lúa mới của người Ra Glai bắt buộc phải có con gà, gạo, thóc, ngô, trầu cau và rượu cần. Đây là những lễ vật, con cháu Ra Glai dâng lên báo với tổ tiên thành quả một năm lao động vất vả và cầu xin tổ tiên phù hộ cho mùa màng năm mới làm ăn khấm khá hơn, gia đình mạnh khỏe.

End of content

Không có tin nào tiếp theo