Tìm kiếm: khủng-hoảng-nợ

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã bước sang năm thứ tư, song kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với vô số thách thức, đối mặt với rất nhiều nhân tố không xác định. Theo nhiều chuyên gia quốc tế, trong số đó, có 5 rủi ro lớn hết sức đáng lưu ý.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi phát năm 2008 đã cướp đi hàng triệu việc làm. Hiện tại, trước sự hồi phục chậm chạp của thế giới, thị trường việc làm một lần nữa lại đối mặt với nguy cơ lớn. Chẳng hạn như Mỹ, nền kinh tế này đã đánh mất 8,3 triệu việc làm trong giai đoạn suy thoái, và cho tới nay mới chỉ phục hồi được 43%.
Một ngày sau cuộc họp khẩn cấp của các Bộ trưởng Tài chính G7 về vấn đề nợ nần tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng nhóm họp tại Brussel với áp lực ngày càng gia tăng khi các yếu tố đẩy khu vực vào một cuộc đại suy thoái đã dần rõ nét.
Lãnh đạo 4 thể chế chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) đang soạn thảo kế hoạch tổng thể nhằm kéo Khu vực đồng euro ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ đang tàn phá nền kinh tế khu vực này nói riêng, EU nói chung và có nguy cơ đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái kinh tế mới.
Đêm qua (rạng sáng nay 31.5, giờ Việt Nam), thị trường thế giới bất ngờ ghi nhận phiên giảm cực mạnh của giá dầu thô giao kỳ hạn tại New York (Mỹ) và London (Anh), xuống dưới mốc 88 USD/thùng
Hội nghị Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tối 23/5 (rạng sáng 24/5 giờ Việt Nam) tại Brussels (Bỉ) một lần nữa cho thấy sự chia rẽ sâu sắc của châu lục này trong chiến lược chống khủng hoảng nợ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo