Tìm kiếm: lễ-cầu-mưa

Người Thái là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và làm nương rẫy. Theo nông lịch truyền thống của dân tộc, vào tháng 3 tháng 4 Âm lịch là mùa gieo, cấy, mở đầu một năm làm ăn, sản xuất. Thường thì tháng 3 sấm ra, rừng núi gọi mưa về, mọi người rủ nhau xuống ruộng, lên nương, với tâm trạng mừng vui vì những cơn mưa hứa hẹn một mùa bội thu.
Goong, Chinh, Goong Xơn Gănt hay còn gọi là Cồng, Chiêng không chỉ là một nhạc cụ đơn thuần mà còn là tài sản vô giá, văn hóa tiêu biểu của người S’Tiêng sinh sống trên mảnh đất Bình Phước. Goong, Chinh được người S’Tiêng lưu giữ, sáng tạo trong suốt quá trình lao động sản xuất, được kế thừa qua nhiều thế hệ.
Cứ vào dịp đầu năm mới, đồng bào dân tộc Khơ Mú xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại tổ chức lễ hội Cầu mùa – một trong những lễ hội lớn trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Đây là nghi thức đồng bào Khơ Mú cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt.
Trong đời sống, người dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều nghi lễ. Đó là những nghi thức hoặc lễ hội gắn với những hiện tượng liên quan đến đời người với chu trình sản xuất… Một trong những lễ nghi quan trọng gắn liền với phong tục sản xuất của người dân nơi đây được phục dựng là lễ cúng thần lúa.
(DNVN) PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học: “Các dấu tích kiến trúc tìm thấy ở địa điểm đàn Xã Tắc chính là dấu tích của đàn Xã Tắc Thăng Long thời Lý – Trần – Lê. Qua mỗi thời kỳ đều được tôn tạo hoặc xây dựng mới, nhưng tất cả đều trên cùng một vị trí mà Lý Thái Tông đã chọn năm 1048”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo