Tìm kiếm: nương-rẫy

Hoa văn có vai trò quan trọng đối với bộ trang phục truyền thống của người Tà Ôi, Thừa Thiên Thuế. Nó không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí, tạo vẻ đẹp cho bộ trang phục mà thông qua đó chúng ta thấy được đời sống sản xuất, lao động, sinh hoạt, giao lưu văn hóa cũng như quá trình phát triển lịch sử của một tộc người.
Tết hoa là Tết cổ truyền quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Cống, một trong những dân tộc ít người của tỉnh Điện Biên, với dân số chỉ khoảng 1.000 người. Vào những ngày đầu của tháng 12 Dương lịch hằng năm, đồng bào dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh Điện Biên lại nô nức tổ chức Tết hoa, đánh dấu một năm cũ khép lại với mùa màng bội thu, chuẩn bị cho một năm mới an lành, nhiều may mắn.
Đồng bào dân tộc Cơ Ho sống ở vùng đất Nam Tây Nguyên từ lâu đã biết chế tác và sử dụng đàn đá. Trong đời sống, đàn đá của người Cơ Ho được trình tấu trong hầu hết trong các sinh hoạt tâm linh, trong các các lễ hội của cộng đồng.
Lễ mừng cơm mới (hay còn gọi là lễ mừng lúa mới) là một phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc sống trên dải Trường Sơn. Với tộc người Giẻ Triêng, lễ mừng cơm mới là một trong những lễ hội tiêu biểu, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc bản địa.
Người Nùng có bản sắc văn hoá và phong tục tập quán riêng, do vậy trong đám cưới của họ cũng có nhiều nét độc đáo. Trước đây, trai gái người Nùng lấy nhau thường là do cha mẹ sắp đặt, theo quy luật vận động phù hợp với cuộc sống, nhiều hủ tục đã được lược bỏ, trai gái người Nùng được tự do tìm hiểu để xây dựng gia đình
Hà Giang - mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc hội tụ 22 dân tộc anh em cùng chung sống với sự đa dạng về văn hóa. Đến với Hà Giang những ngày trung tuần của tháng 10 Âm lịch, du khách sẽ được thưởng thức, đắm mình cùng lễ hội "kéo chày" - một lễ hội độc đáo, nguyên sơ và huyền bí của dân tộc Pà Thẻn.
Thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm, bà Y Hếp ở thôn Đắk Tang, xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi và ông Lê Văn Bảy ở thôn 8, xã Đắk Ui, huyện Đắk Hà của tỉnh Kon Tum vừa vinh dự là 2 trong 4 nông dân tiêu biểu đại diện cho hàng nghìn nông dân trong toàn tỉnh đi dự Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào tháng 9/2017.
(DNVN) - Từ năm 2006, thực hiện chủ trương lớn của Nhà nước về xây dựng Thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á, huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) phải di chuyển trung tâm hành chính, chính trị của huyện ra vùng đất Phiêng Lanh (xã Mường Giàng) đồng thời di chuyển dân cư của 09 xã, 99 bản, gồm 8.435 hộ dân với hơn 38.000 nhân khẩu. Vốn là một huyện nghèo thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Sơn La, đời sống của bà con các dân tộc lâu nay rất khó khăn, nay lại phải di dời trung tâm, di dời hàng chục ngàn hộ dân đến nơi ở mới, nên việc phát triển kinh tế xã hội của huyện và đời sống của nhân dân các dân tộc của Quỳnh Nhai càng thêm khó khăn bội phần.

End of content

Không có tin nào tiếp theo