Tìm kiếm: nợ-quá-hạn
Trong khi nhiều ý kiến cho rằng ngân hàng phải hạ lãi suất thì doanh nghiệp mới có thể tiếp cận vốn vay, tuy nhiên, có chủ ngân hàng cho rằng cần khôi phục niềm tin giữa doanh nghiệp và ngân hàng mới có thể “xuống tiền”.
Đăng đàn tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói đang kết hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Theo báo cáo chính thức của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối năm 2011 là 201.000 tỷ đồng, giảm 14,25% so năm 2010 và chiếm 8,75% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng.
Trước tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước ở mức khá nghiêm trọng, lãnh đạo bộ Tài chính cho biết sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ tất cả các khoản nợ. Theo đó, sẽ buộc các doanh nghiệp phải phân loại nợ phải thu, phải trả, đồng thời gắn trách nhiệm các tập thể, cá nhân đối với từng khoản nợ.
Trong đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước vừa được Bộ Tài chính công bố, số nợ của các doanh nghiệp nhà nước lên tới hơn 415.000 tỷ đồng.
Trước tình hình các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ dẫn tới hệ quả đổ vỡ như Vinashin, Vinalines, Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước. Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết khi quy chế được ban hành, sẽ có cơ chế giám sát đặc biệt với cá
Mặc dù tăng trưởng tín dụng trong các tháng đầu năm của hệ thống ngân hàng thương mại vẫn đang âm nhưng nhiều ngân hàng thương mại công bố tăng trưởng lợi nhuận quý 1/2012 cao so với cùng kỳ. Liệu những con số lợi nhuận này có thực?
Trong vòng xoáy của cơn lốc khủng hoảng kinh tế, không chỉ riêng ngành bất động sản đóng băng mà hàng loạt đại gia cà phê Tây Nguyên cũng chìm xuồng vì nợ nần.
Nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo ngại, khi chủ nợ là một số ngân hàng yêu cầu con nợ phải đi vay bên ngoài với lãi suất cắt cổ để trả ngân hàng (đảo nợ), sau đó mới được cho vay lại...
Phá sản, giải thể doanh nghiệp là việc bình thường của nền kinh tế thị trường. Nhưng khi phá sản thành phổ biến hoặc đang ở mức độ tăng nhanh đột biến thì chúng ta phải xem xét lại. Trong đó, đặc biệt là xem xét yếu tố về môi trường chính sách, cách điều hành, những vấn đề chỉ đạo và ý thức chấp hành, thực hiện chính sách...
Không doanh nghiệp nào dại dột đi vay trong khi lãi suất cao, cũng không ngân hàng dám cho vay khi rủi ro tiềm ẩn là rất lớn. Cả phía cung và cầu đều ngại khiến cho nhiều ngân hàng bị ứ đọng vốn chứ không phải là thanh khoản dồi dào khiến ngân hàng phải giảm lãi suất để cho vay.
Trong một cuộc họp do VCCI tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Nam Á (SEABank), chủ sân golf Đồng Mô và đình đám với vụ thâu tóm khách sạn Hilton Opera Hà Nội đã tiết lộ những “bí mật” trong hệ thống ngân hàng khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, dẫn đến rơi vào tình trạng “ngắc ngoải” hoặc phá sản như hiện nay.
Về hàng loạt doanh nghiệp lớn nợ thuế lên tới hàng ngàn tỷ đồng, mà Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vừa công bố, theo lãnh đạo Tổng cục Thuế “doanh nghiệp nợ thuế quá hạn ngày nào sẽ bị phạt ngày đó”.
Hơn 20 hộ gia đình ở phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) đã chết đứng sau khi nhận giấy đòi nợ quá hạn từ trên trời rơi xuống của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Chuyện cứ tưởng là bịa nhưng hóa ra lại là thật.
Sau Ngân hàng (NH) Đầu tư và Phát triển (BIDV), hôm qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) chính thức tuyên bố hạ lãi suất cho vay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo