Tìm kiếm: phong-tục-cưới

Đồng bào dân tộc Cơ Ho sống ở vùng đất Nam Tây Nguyên từ lâu đã biết chế tác và sử dụng đàn đá. Trong đời sống, đàn đá của người Cơ Ho được trình tấu trong hầu hết trong các sinh hoạt tâm linh, trong các các lễ hội của cộng đồng.
Lễ mừng cơm mới (hay còn gọi là lễ mừng lúa mới) là một phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc sống trên dải Trường Sơn. Với tộc người Giẻ Triêng, lễ mừng cơm mới là một trong những lễ hội tiêu biểu, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc bản địa.
Ở Lai Châu, người Dao Khâu chủ yếu sống ở huyện vùng cao Sìn Hồ. Cũng giống như các dân tộc khác trên mảnh đất Sìn Hồ, người Dao Khâu coi bếp lửa không đơn thuần chỉ là nơi để nấu đồ ăn thức uống mà còn có một vị trí vai trò quan trọng trong văn hoá tâm linh của đồng bào. Cho đến ngày nay, dù đời sống văn hóa có nhiều thay đổi song việc sử dụng bếp lửa vẫn được người Dao Khâu duy trì như một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
Người Nùng có bản sắc văn hoá và phong tục tập quán riêng, do vậy trong đám cưới của họ cũng có nhiều nét độc đáo. Trước đây, trai gái người Nùng lấy nhau thường là do cha mẹ sắp đặt, theo quy luật vận động phù hợp với cuộc sống, nhiều hủ tục đã được lược bỏ, trai gái người Nùng được tự do tìm hiểu để xây dựng gia đình
Trong hệ thống nghi lễ và lễ hội, theo quan niệm cổ truyền của người M’Nông cần phải có lễ vật cúng thần linh, mà lễ vật càng lớn thì càng được thần linh phù hộ nhiều hơn: Mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe, hạnh phúc. Do đó tùy theo quy mô lễ hội, sẽ có lễ vật tương ứng: Có thì trâu hoặc heo, còn nhỏ thì gà. Tương tự, rượu cần có: Ché lớn, ché vừa, ché nhỏ.
Trai gái dân tộc thiểu số Chăm H’Roi ở làng Suối Mây (thị trấn Vân Canh, Vân Canh, Bình Định), trước khi trở thành vợ cũng được hợp thức hóa bằng một lễ cưới đậm bản sắc văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, điều thú vị nằm ở chỗ sau đám cưới, đến ngày thứ tư cô dâu và chú rể mới được… “động phòng hoa chúc”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo