Tìm kiếm: xu hướng tiêu dùng

Để thương mại hóa 'vựa' nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp cốt lõi vẫn phải là chế biến, làm tốt hơn nữa về mẫu mã, bao bì, cũng như đẩy mạnh bán sản phẩm nông sản trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu (XK) sang 46 thị trường; trong đó, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Malaysia được đánh giá là các thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, để thâm nhập và đứng vững tại các thị trường này, việc nghiên cứu tập quán tiêu dùng và lựa chọn phân khúc sản phẩm phù hợp rất quan trọng.
Thị trường ô tô đang ở giai đoạn cạnh tranh khốc liệt do nguồn cung từ nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước đang dồi dào. Bên cạnh đó là chiến lược kích cầu tiêu dùng nhân dịp cao điểm mua sắm cuối năm khiến giá giảm tại hầu hết các phân khúc.
Việt Nam là quốc gia sản xuất giày xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng chủ yếu làm gia công cho các thương hiệu lớn, thị trường nội địa bỏ ngỏ cho hàng ngoại chi phối. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép trong nước khoảng 150 triệu đôi/ năm nhưng sản xuất trong nước mới đáp ứng được 40%.
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, tháng 8/2019, cả nước xuất khẩu 20 nghìn tấn hạt tiêu, đem về 50 triệu USD. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tiêu đạt 220 nghìn tấn với 561 triệu USD, tăng 27,4% về lượng nhưng giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Doanh nghiệp (DN) cần nhìn rõ 3 yếu tố chính thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay, gồm: chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, CPTPP và các FTA, kỹ thuật số và thương mại điện tử, đồng thời nên thận trọng trước các rủi ro trong giao dịch có yếu tố “số hóa”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo