Tìm kiếm: xử-lý-nợ

Việc thành lập một công ty để xứ lý nợ xấu ngân hàng với chi phí dự kiến lên đến 100.000 tỷ đang gây ra nhiều tranh cãi. Dù chưa có gì cụ thể nhưng chắc chắn nếu một công ty mua bán nợ có vốn 100.000 tỷ đồng chỉ để giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thì hẳn là một siêu công ty.
Hôm qua, 28/6, tại hội thảo “Thách thức kinh tế vĩ mô, khó khăn thanh khoản của nền kinh tế và giải pháp cho doanh nghiệp” do Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức, cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, cho rằng các ngân hàng đang lợi dụng độ trễ của chính sách, neo lãi suất cho vay cao, bóc lột doanh nghiệp.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, tính đến ngày 30/4/2012, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 108,6 nghìn tỉ đồng, tăng 28,18 nghìn tỉ đồng (35%) với tốc độ tăng trung bình 8,6%/tháng, cao hơn so với mức tăng bình quân cùng kỳ năm trước.
Mua bán nợ xấu chỉ là biện pháp tình thế, không thể giải quyết được nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vì thế, các doanh nghiệp phải tự thân vận động là chính, không nên quá phụ thuộc vào công ty mua bán nợ . (TS Vũ Viết Ngoạn, chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia).
Đăng đàn tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói đang kết hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Trước tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước ở mức khá nghiêm trọng, lãnh đạo bộ Tài chính cho biết sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ tất cả các khoản nợ. Theo đó, sẽ buộc các doanh nghiệp phải phân loại nợ phải thu, phải trả, đồng thời gắn trách nhiệm các tập thể, cá nhân đối với từng khoản nợ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo