Tìm kiếm: ưu-đãi-thuế-quan
Nhờ tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, Việt Nam đã và đang mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Hoạt động này không chỉ giúp hàng hóa của nước ta tăng sức cạnh tranh, xâm nhập sâu vào các thị trường khó tính mà còn giúp Việt Nam duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu.
Với cơ hội rộng lớn từ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), doanh nghiệp Việt Nam - Mexico đang có nhiều dư địa hợp tác trong thời gian tới.
Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới với nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết. Các FTA này được đánh giá đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu (XK) mực, bạch tuộc của Việt Nam 9 tháng đầu năm nay đạt 428,2 triệu USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 9/2019, XK mực, bạch tuộc đạt 42,6 triệu USD, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự báo, nhu cầu của thế giới về lương thực sẽ tăng 70 - 100% cho đến năm 2050 do dân số tăng và sự thay đổi trong lựa chọn thực phẩm của người dân. Do đó, để nông sản Việt nắm bắt được cơ hội, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần xây dựng hạ tầng chất lượng để tăng năng lực cạnh tranh và vai trò tiên quyết của cộng đồng doanh nghiệp.
EU và Mỹ luôn là 2 trong số những thị trường quan trọng nhất của tôm Việt Nam.
Trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có quy định về việc tự chứng nhận xuất xứ vào Liên minh châu Âu - EU (hậu kiểm). Để được tự chứng nhận xuất xứ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì từ bây giờ để sớm được áp dụng quy tắc trên?
Theo VASEP, xuất khẩu tôm dự báo sẽ chuyển biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm. Nhu cầu thị trường nhích lên, sản lượng tôm trong nước tăng, giá tôm trong nước và thế giới được cải thiện, tạo đà cho xuất khẩu tôm những tháng cuối năm.
Bộ Công Thương đang nỗ lực trong việc đẩy mạnh tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do, quảng bá sản phẩm thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường… Tuy nhiên, để phát triển xuất khẩu hồ tiêu bền vững trong bối cảnh hiện nay, cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp...
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu (XK) mực, bạch tuộc của Việt Nam 8 tháng đầu năm nay đạt 385,6 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 8/2019, XK mực, bạch tuộc đạt 44 triệu USD, giảm gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh ngành tiêu Việt Nam đang gặp khó khăn, các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA hay CPTPP được cho là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh giá tiêu đang ở mức thấp.
Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-BT đã hướng dẫn cụ thể về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo các chuyên gia, để tận dụng được cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (NN) có nguồn gốc, được chứng nhận an toàn thì áp dụng công nghệ hiện đại thời kỳ 4.0 (NN 4.0) là “chìa khóa” để tiếp cận thị trường châu Âu.
Bức tranh về thị trường xuất khẩu, đầu tư nước ngoài đang không có những tín hiệu lạc quan như trước, và 2-3 năm tới sẽ là giai đoạn khó khăn của các doanh nghiệp.
Sau 8 tháng có hiệu lực, những cơ hội to lớn từ Hiệp định CPTPP vẫn chưa trở thành hiện thực đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng không thể không đề cập tới những bất cập về thủ tục pháp lý mà doanh nghiệp gặp phải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo