Tìm kiếm: đồng-tiền-chung-Châu-Âu

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi phát năm 2008 đã cướp đi hàng triệu việc làm. Hiện tại, trước sự hồi phục chậm chạp của thế giới, thị trường việc làm một lần nữa lại đối mặt với nguy cơ lớn. Chẳng hạn như Mỹ, nền kinh tế này đã đánh mất 8,3 triệu việc làm trong giai đoạn suy thoái, và cho tới nay mới chỉ phục hồi được 43%.
Đêm qua (rạng sáng nay 31.5, giờ Việt Nam), thị trường thế giới bất ngờ ghi nhận phiên giảm cực mạnh của giá dầu thô giao kỳ hạn tại New York (Mỹ) và London (Anh), xuống dưới mốc 88 USD/thùng
Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC) đã ngừng mua trái phiếu chính phủ châu Âu do lo ngại khu vực này lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, hãng tin tài chính dẫn lời Chủ tịch CIC cho biết. Tuy nhiên, CIC vẫn tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới tại lục địa già.
Phiên giao dịch đêm qua (5/3), giá vàng, dầu thô trên thị trường thế giới có sự tăng giảm đan xen, song theo giới phân tích, nhìn chung sức hấp dẫn của các loại hàng hóa này đang có chiều hướng giảm trước áp lực từ các thông tin kinh tế, đặc biệt là việc Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng.
Chuyến công du Mỹ của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần qua đã kết thúc bằng cam kết cứu nợ công châu Âu. Chuyến thăm chắc chắn sẽ lại khiến Quốc hội Mỹ trở nên náo nhiệt hơn với đề tài chính sách tiền tệ của Trung Quốc, và khiến các nhà kinh tế học đặt ra câu hỏi rằng, liệu đồng NDT có thể truất ngôi USD để trở thành đồng tiền thống trị thế giới?
Thỏa thuận cứu trợ Hy Lạp trị giá 130 tỷ Euro đạt được trong cuộc họp gay cấn hôm 21/2 của các bộ trưởng bộ tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu, đã trở thành chất xúc tác đẩy giá nhiều loại hàng hóa tăng vọt trong phiên giao dịch đêm qua, đặc biệt là vàng và dầu thô.

End of content

Không có tin nào tiếp theo