Tìm kiếm: GlobalGAP

Mới đây, trong khuôn khổ Dự án 'Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản', các thương hiệu nông sản quen thuộc của Việt Nam như thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Ma Thuột và vải thiều Lục Ngạn đã được lựa chọn trở thành các 'sứ giả văn hóa đặc biệt' để quảng bá về chỉ dẫn địa lý Việt Nam đến người tiêu dùng Nhật Bản.
Trái thanh long của Long An hay chanh không hạt Hậu Giang ngày càng có tiếng vang trong và ngoài nước gắn liền vai trò quan trọng của HTX ở địa phương trong việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ.
Là 1 trong 150 cán bộ quản lý HTX được Liên minh HTX Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tôn vinh 'Cán bộ quản lý HTX tiêu biểu toàn quốc' vào năm 2014, anh Hà Minh Triều (ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) đã giúp nhiều thành viên của HTX Nông nghiệp Phước Trung khởi nghiệp và làm giàu.
Hướng đến hoàn thiện chuỗi sản xuất, trong 10 năm qua mối liên kết giữa các doanh nghiệp có nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu và đầu tư vùng nuôi cá tra với các hộ nông dân ở ĐBSCL không ngừng mở rộng.
Cùng liên kết để khởi nghiệp, 4 HTX gồm Hà Phong, Nông nghiệp Số, Nông nghiệp và Dịch vụ Phúc Linh, Nông nghiệp và dịch vụ Ánh Xuân đã tạo nên Liên hiệp HTX Cam Cao Phong (khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình). Đây là Liên hiệp HTX đầu tiên tại vùng Tây Bắc khởi nghiệp thành công, trở thành điểm sáng về kinh tế hợp tác.
Theo dự báo, nhu cầu của thế giới về lương thực sẽ tăng 70 - 100% cho đến năm 2050 do dân số tăng và sự thay đổi trong lựa chọn thực phẩm của người dân. Do đó, để nông sản Việt nắm bắt được cơ hội, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần xây dựng hạ tầng chất lượng để tăng năng lực cạnh tranh và vai trò tiên quyết của cộng đồng doanh nghiệp.
Để thương mại hóa 'vựa' nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp cốt lõi vẫn phải là chế biến, làm tốt hơn nữa về mẫu mã, bao bì, cũng như đẩy mạnh bán sản phẩm nông sản trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo