Tìm kiếm: kinh-tế-tập-thể

Gạo Việt Nam xuất khẩu mỗi năm 5 – 7 triệu tấn, luôn đứng ở vị trí hàng đầu nhưng giá trị lại thường thấp nhất nhì thế giới. Nguyên nhân là hầu hết lượng gạo xuất khẩu vẫn chế biến từ lúa ngoài các mô hình liên kết.
Sau một thời gian chăn nuôi nhỏ lẻ, năm 2013, ông Nguyễn Ngọc Quý cùng một số hộ nuôi gà ở Cam Hiệp Bắc (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) nảy sinh ý tưởng hình thành tổ hợp tác (THT) nuôi gà để cùng nhau khởi nghiệp. Cùng với sự mở rộng về quy mô, THT đã phát triển lên thành HTX, giúp các thành viên làm giàu chính đáng.
Để bảo vệ thương hiệu và tạo thuận lợi khi mua sản phẩm thổ cẩm dệt truyền thống của đồng bào Chăm, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận đã triển khai dán “tem điện tử thông minh” lên các dòng sản phẩm thổ cẩm giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm thông qua ứng dụng trên điện thoại.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế quyết tâm triển khai tích cực, có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020. Khởi động và truyền thông về chương trình đến các cấp ngành, địa phương và chủ thể kinh tế để tích cực tham gia; đưa OCOP trở thành chương trình quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn.
Từ các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, không đem lại hiệu quả kinh tế cao, đến nay, các hộ chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện để giúp đỡ và tương trợ cho nhau cùng phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ có thu nhập từ 2-3 tỷ đồng/năm.
Từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước… đến người dân bình thường khi đến thăm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp ai cũng phải thừa nhận: Đây là HTX “điển hình của điển hình”. Người chèo lái, giúp HTX gặt hái được thành quả đó chính là cựu chiến binh, Giám đốc Nguyễn Văn Trãi (Hai Trãi).

End of content

Không có tin nào tiếp theo