Tìm kiếm: nạo-vét
Cuối năm 2011, sau nhiều năm đề nghị từ các doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân thành phố, Chính phủ đã bố trí một khoản tiền trị giá 200 tỉ đồng, dùng để khẩn cấp nạo vét luồng vào cảng Hải Phòng, nhưng tới đầu tháng 5/2012, việc nạo vét mới được tiến hành.
Tại Quảng Nam, Đà Nẵng các nhà máy thủy điện ngừng xả nước hoặc xả nhỏ giọt làm vùng hạ lưu khô khát. Lúa thiếu nước, sông nhiễm mặn, người dân rất khốn đốn
Mùi hôi phát sinh đột biến với nồng độ, thời gian kéo dài của Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh) khiến người dân khốn đốn
Thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn không chịu xả nước khiến hạ lưu cạn kiệt, nhiễm mặn, nhiều ruộng lúa chết trắng.
Sáng 26/6 tại Hà Nội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học “Báo cáo đề xuất phương án thay đổi địa điểm xây dựng cảng Lạch Huyện của Công ty TNHH Sơn Trường”.
Thiếu những nghiên cứu đầy đủ về biển và kinh tế biển khiến mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về biển của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Bây giờ thì kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã trở thành cụm từ để gọi tên sự hôi thối, thông dụng tới mức chỉ cần nhắc đến là có người… bịt mũi, dù họ chưa một lần nhìn thấy con kênh. Và thật trớ trêu, lần đầu tiên trong một chiều mưa Sài Gòn, tôi ngắm con kênh nồng nặc thối này từ một quán càphê có cái tên thơm tho - Sông Hương...
(DNHN) - Người thành công là người đi mở đường, làm cái mới, nhưng cái mới đôi khi lại bị xã hội cười vào mặt. Cũng bởi vậy, chàng thanh niên Hà Nội bỏ biên chế nhà nước đi giặt quần đùi cho các ông bà già bị nhiều người bảo điên. Phóng sự dài kỳ của dnhn.vn khắc họa phần nào cuộc đời của một Ngọc Ba Điên, chia sẻ những gian truân mà bất kỳ doanh nhân nào cũng phải trải qua trên bước đường lập nghiệp
Nhiều danh lam thắng cảnh cấp quốc gia ở Đà Lạt đang bị xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là tình trạng bị xâm lấn và ô nhiễm. Hồ Than Thở bị bức tử , ngựa cũng sợ nước thác Cam Ly và thung lũng Tình Yêu rỗng ruột .
Cục Hàng hải Việt Nam có thông cáo cho biết việc đổ đất nạo vét ra biển gây tác động ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đảo Cát Bà, lãng phí tài nguyên đất cũng như việc lựa chọn vị trí đổ đất chưa có cơ sở.
Nếu phương án đổ bùn ra biển được thực hiện thì khu dự trữ sinh quyển Cát Bà - nơi được mệnh danh là quần đảo vàng của Việt Nam đang chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, sẽ bị bức tử.
Hồ Xuân Hương, một danh thắng quốc gia ở Đà Lạt, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã “bắt bệnh” nhưng vẫn chưa thể “bốc thuốc” chữa dứt bệnh cho hồ.
Tình trạng người dân và cả doanh nghiệp đua nhau lấn chiếm sông, rạch ở TP.Hồ Chí Minh để làm nhà, kinh doanh bất động sản... đang gây nhiều hệ lụy, nhưng không được xử lý nghiêm minh.
Rất có thể 40 triệu m3 bùn rác từ Lạch Huyện sẽ được xả vào vùng biển du lịch nên thơ của đất nước, nơi đang được chuẩn bị hồ sơ trình lên UNESCO đề nghị công nhận là… di sản thiên nhiên thế giới.
Xây đường 6-8 làn xe để dân phơi nông sản, lội bộ lên nương rẫy; đầu tư cả trăm tỉ đồng làm cảng cá nhưng tàu không thể ra vào… Hàng loạt công trình hoang phí như vậy đã mọc lên ở nhiều địa phương nghèo khó
End of content
Không có tin nào tiếp theo