Tìm kiếm: sống-chung-với-dịch
Chỉ số PMI toàn cầu liên tục tăng trong các tháng đầu năm với sự dẫn dắt của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU,… khi các quốc gia này hoàn thành tiến độ tiêm chủng nhanh và kinh tế dần phục hồi.
Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng tốc khi nhiều địa phương đã nới lỏng giãn cách, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam.
Hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; giảm 30% tiền thuê đất năm 2021 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19;… là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 9/2021.
Ngoài tiêm vaccine cho người lao động, cần có giải pháp giúp doanh nghiệp đảm bảo sản xuất an toàn với dịch, không bị đứt gãy nguồn cung ứng nhân lực.
DNVN - VCCI đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) vừa kiến nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính về các giải pháp cân bằng mục tiêu chống dịch và chống suy sụp kinh tế, phát huy đồng thuận của xã hội trong “sống chung với dịch bệnh”.
DNVN - Theo ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng), các doanh nghiệp sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” đang gặp khó khăn trong việc hạch toán các chi phí phát sinh khi thực hiện “3 tại chỗ vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản; tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện Kế hoạch năm học mới hiệu quả, chất lượng... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-24/9/2021.
Dịch COVID-19 được đánh giá là "chất xúc tác" để thúc đẩy tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam. Song điều này vẫn chưa đủ để thị trường thương mại điện tử phát triển vượt lên trên các nước Đông Nam Á.
DNVN - Chính quyền TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp cho rằng không thể đáp ứng được, đặc biệt là tần suất xét nghiệm cho các nhóm đối tượng lao động theo quy định của ngành y tế.
Một bộ phận người dân sớm có tâm lý chủ quan trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Cảnh tượng dân đổ ra chật kín phố phường vui chơi khi Hà Nội vẫn đang thực hiện Chỉ thị 15 khiến nhiều người không khỏi lo ngại.
Từ những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đến ngành hàng nông lâm thủy sản thì việc xem xét, đề xuất thêm các chính sách để hỗ trợ cho việc tiêu thụ, xuất khẩu nông sản là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Điều này được ví như “liều thuốc” để đối phó với các bất trắc từ đại dịch.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, giãn cách xã hội theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất và tập trung xét nghiệm ở vùng nguy cơ là phù hợp trong thời điểm hiện nay để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
DNVN - Sau 2 tháng giãn cách theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch COVID-19, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 71.000 ca nhiễm, cao nhất là Long An: 30.328 ca, Tiền Giang: 13.059 ca, Đồng Tháp: 8.132 ca, TP Cần Thơ: 5.225 ca… Nhiều tỉnh, thành tiếp tục “đóng cửa”, giãn cách kéo dài khiến hoạt động kinh tế “đóng băng”, doanh nghiệp "chết” … lâm sàng.
Hơn 4 tháng kể từ khi đợt dịch OVID-19 thứ tư bùng phát, để “cứu nguy” cho các doanh nghiệp vốn đã sớm kiệt quệ, Chính phủ và nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, mở cửa trở lại trong trạng thái bình thường mới.
14 hiệp hội đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chiến lược “Phòng chống dịch theo điểm" để phục hồi sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh chống dịch mới, thay cho Chỉ thị 15, 16 đang hiện hành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo