Tìm kiếm: vốn-của-doanh-nghiệp

(DNHN) - Trong những năm qua, Chính phủ đã có những điều chỉnh chính sách nhằm ứng phó với những biến động của nền kinh tế thị trường. Từ thắt chặt tài khoá, tiền tệ để kiềm chế lạm phát và kích cầu đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng hợp lý và đã có những tín hiệu vĩ mô tích cực. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức nên sức khoẻ của doanh nghiệp rất yếu
Đối với hơn 500 doanh nghiệp đăng ký phá sản trong hai tháng qua tại Hà Nội và Tp.HCM, công bố hạ mặt bằng lãi suất thêm 1% phát đi từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cách đây ít ngày có lẽ không còn nhiều ý nghĩa.
Dựa trên tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp theo Nghị định 56/2009, nếu xét theo lao động, có tới 95% trong số gần 300.000 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động hiện nay là các DN nhỏ và siêu nhỏ, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm khoảng 66%.
Nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012 qua hiện tượng nhiều Ngân hàng Thương mại đồng loạt hạ lãi suất, TS Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, việc hạ lãi suất của các Ngân hàng Thương mại hiện nay là tín hiệu tốt, tuy nhiên bài toán cho tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào tính thanh khoản của các Ngân hàng và sự phục hồi của thị trường tài sản là Thị trường chứng khoán và Bất động sản.
(DNHN) - Kể từ khi tiến hành quá trình đổi mới, các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đã thể hiện sức bật mạnh mẽ trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển và tăng trưởng. Khu vực SMEs ở nước ta ngày càng đóng vai trò tích cực không thể thay thế trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khu vực này cũng là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất và chủ

End of content

Không có tin nào tiếp theo