Chen vào làn sương sớm, chúng tôi tìm về thôn Đông Rìu, xã Pố Lồ (Hoàng Su Phì). Ngày mới ở đây bắt đầu bằng nhiều hoạt động quen thuộc, như: Vun luống, chăm bón, thu hái; cắt cỏ làm thức ăn cho gia súc hoặc chăm sóc đàn lợn, gà… Tất cả tạo nên một bức tranh yên ả tràn đầy sức sống ở một vùng quê đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.
Nghề trồng nấm không còn xa lạ với nông dân Yên Bái, song làm thế nào để mang lại hiệu quả cao, hạn chế tối đa những thất thoát, rủi ro là câu hỏi mà nhiều hộ dân ở xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái quan tâm.
DNVN - Anh Nguyễn Văn Phúc (xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) sở hữu trang trại có khoảng 9.000 đôi chim bồ câu Pháp với tổng doanh thu 15 tỷ đồng/năm. Mỗi năm, trừ các khoản chi phí, anh thu lãi khoảng 3 tỷ đồng. Đây là thành quả sau 12 năm bỏ nghề lập trình viên về quê nuôi chim bồ câu của chàng trai 8x.
Sau 3 năm xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Võ Văn Trường (28 tuổi), ở thôn Xuân Yên Đông, xã Bình Hiệp (Bình Sơn) quyết định về quê khởi nghiệp với nghề chăn nuôi. Không lựa chọn những vật nuôi truyền thống, Trường tìm tòi, nghiên cứu những mô hình mới như nuôi dế mèn Thái, ruồi lính đen.
Nhận thấy trồng nấm là con đường làm giàu chính đáng, anh Nguyễn Văn Hòa (thôn 2, xã Tiên Hiệp, Tiên Phước, Quảng Nam) đã xây dựng nhà xưởng đầu tư trồng nấm bào ngư xám, thành lập HTX Nông nghiệp Tiên Hiệp. Mô hình này không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho nhiều thành viên, mà còn đem tới sản phẩm nấm an toàn cho người sử dụng.
Chăn nuôi khoa học theo hướng khép kín đã giúp HTX nuôi gà Phát Tài (xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) gặt hái được những "trái ngọt". Đây cũng là hướng đi phù hợp giúp các thành viên, người lao động gắn bó với nghề đồng thời tạo điều kiện bảo đảm an toàn lao động trong chăn nuôi.
Bà Phùng Thị Bử, sinh năm 1975, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Rừng Cấm, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng được biết đến là một phụ nữ năng động, biết phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế bằng mô hình trồng cây ăn quả tổng hợp. Qua đó, đem lại thu nhập cao cho gia đình, là tấm gương cho những hội viên khác noi theo.
Khởi nguồn từ Đề án số 10 – ĐA/HU của BTV Huyện ủy Quản Bạ về “Nâng cao hiệu quả liên kết, phát triển kinh tế của nông dân huyện Quản Bạ, giai đoạn 2018 – 2023” được ban hành từ năm 2018. Đến nay, mô hình liên kết chăn nuôi bò vỗ béo bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao; góp phần tích cực vào việc phát triển KT – XH tại địa phương.