Tìm kiếm: đầu-tư-vào-nông-nghiệp
Thời gian gần đây, tại tỉnh Quảng Nam, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp bằng mô hình trồng rau công nghệ cao. Ngoài làm giàu cho gia đình, những thanh niên này còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định.
Đồng bằng Sông Cửu Long được xem là vùng nông nghiệp trù phú, là nơi sản xuất ra 50% sản lượng gạo của cả nước, 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây và 65% sản lượng thủy hải sản.
Trong vòng 3 năm, số doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp đã tăng đến 3 lần. Tuy nhiên, tính tổng thể số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp mới chỉ có 8%, đây là con số quá ít ỏi để có thể làm 'hạt nhân' phát triển cho 8,6 triệu hộ nông dân đang có sinh kế là nông nghiệp.
Chính sách đất đai trong nông nghiệp liên quan tới quyền lợi người nông dân trên thực tế còn nhiều bất cập.
Tính đến hết tháng 9/2019, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 701 HTX, với 35.105 thành viên tham gia, tổng vốn điều lệ là 1.495 tỷ đồng. Doanh thu bình quân năm của các HTX đạt khoảng 3 tỷ đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên đạt 40 triệu đồng/người/năm.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4 với chủ đề: 'Từ CPTPP đến EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới' do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức sáng ngày 11/10, tại Hà Nội.
Hiện nay, chính sách ưu đãi thuế đang quy định ưu đãi ở mức cao nhất đối với lĩnh vực nông nghiệp, giảm việc huy động thuế, phí từ lĩnh vực này ở mức thấp nhất, qua đó góp phần thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực nông nghiệp và hỗ trợ người nông dân.
Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam ra đời nhằm tập hợp nguồn lực để cùng lan tỏa và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng số hóa.
Giá đất nông nghiệp tăng vùn vụt, lại thiếu quỹ đất lớn và sạch, cộng với khâu thủ tục còn rườm rà khiến cho việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất khiêm tốn.
Trong bối cảnh hội nhập rộng và sâu qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…, các doanh nghiệp (DN) cần phải nắm rõ thuận lợi, thách thức những sản phẩm do DN mình làm ra để có thể khai thác lợi thế cạnh tranh, hạn chế mặt yếu kém.
DNVN - Trong bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký kết Hiệp định EVFTA, nông nghiệp Việt Nam cần xây dựng hình ảnh thương hiệu 4.0. Người nông dân phải là doanh nghiệp, phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mang lại giá trị cho người tiêu dùng, qua đó mới tối ưu hóa được mục tiêu phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia, để tận dụng được cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (NN) có nguồn gốc, được chứng nhận an toàn thì áp dụng công nghệ hiện đại thời kỳ 4.0 (NN 4.0) là “chìa khóa” để tiếp cận thị trường châu Âu.
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược trong bảo đảm an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế đất nước thì Đắk Lắk là địa bàn “chiến lược của chiến lược”, phải trở thành thủ phủ của Tây Nguyên.
DNVN - Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ muốn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến là thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và mua sắm thiết bị, công nghệ phục vụ việc phát triển sản phẩm cho thị trường xuất khẩu.
Thực tế, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam mới đang dừng lại dưới dạng mô hình, quy mô nhỏ lẻ và đang gặp nhiều khó khăn để chuyển đổi thành quy mô hàng hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo