Tìm kiếm: tái-cơ-cấu-doanh-nghiệp

Trước tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước ở mức khá nghiêm trọng, lãnh đạo bộ Tài chính cho biết sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ tất cả các khoản nợ. Theo đó, sẽ buộc các doanh nghiệp phải phân loại nợ phải thu, phải trả, đồng thời gắn trách nhiệm các tập thể, cá nhân đối với từng khoản nợ.
Theo quy định của Chính phủ, đến hết năm 2015, các doanh nghiệp Nhà nước phải hoàn thành thoái vốn đầu tư ở các lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính. Áp lực này đang trở nên quá lớn với các doanh nghiệp Nhà nước, khi quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành gặp phải nhiều rào cản từ chính các chính sách của Nhà nước.
Chiều ngày 21/4/2012 tại Hà Nội, Học viện Doanh nhân Giám đốc JOY đã tổ chức buổi Hội thảo “Kinh tế Việt Nam quý I – Nhìn nhận, đánh giá và dự báo 9 tháng cuối năm 2012”.
Bộ Tài chính đã chính thức triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Hoàng Trần Hậu, thường trực ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính, khẳng định bước đầu các doanh nghiệp nhà nước cần giảm 5-10% chi phí quản lý.
“Nếu làm Giám đốc doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp đó hai năm liên tiếp thô lỗ sẽ xem xét trách nhiệm của người đứng đầu. Chúng ta phải làm gương cho các thành phần kinh tế khác, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đất nước đang khó khăn như hiện nay”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định.

End of content

Không có tin nào tiếp theo