Tìm kiếm: tiền-chữa-bệnh
Nếu chỉ vì thiếu tiền, trái tim người phụ nữ ấy sẽ yếu dần rồi một ngày không xa nào đó chị sẽ ra đi mãi mãi. Ngược lại, chỉ với một khoản tiền 50 triệu đồng, bằng mua một chiếc xe máy, chị ấy có thể hồi sinh. Đứa con 10 tuổi sẽ không bị bơ vơ như gà mất mẹ và chị ấy có thể tự mưu sinh. Chị ấy không thể tự cứu được mình dù biết rằng số phận đã rất mong manh.
Mặc dù đang là ngày cuối tuần nhưng gia đình cậu bé Vừ Mí Pó (học sinh lớp 6B, Trường THCS Dân tộc bán trú Sủng Là (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) vẫn phải đưa con về Hà Nội vì bé không thể chịu được sự dày vò của những cơn đau.
Cuộc sống của gia đình chị quanh năm bám lấy biển, trời yên biển lặng, gia đình chị cũng yên. Biển động thì gia đình chị cũng “chao đảo” bởi chồng chuyên đi biển thuê, vợ kiếm rau kiếm mắm từ việc mua đi bán lại chút cá mắm mỗi ngày. Giờ đây, gia đình chị đang rất khó khăn để có thể giữ được tính mạng của con vì nợ nần và không có tiền chạy chữa.
“Tôi không ngờ tai họa lại giáng xuống gia đình tôi. Khi sinh con ra, cháu vẫn khỏe mạnh bình thường ăn chơi có ốm đau gì đâu mà giờ cháu lại mắc bệnh nặng thế. Chúng tôi tìm mọi cách để lo cho con, nhưng vì nghèo khó nên không biết có cứu nổi con mình không”, chị Thạch Thị Linh buồn rầu nói.
“Có những cơn đau, nóng sốt khiến bé không thể nuốt nổi được thìa cháo hoặc khi vừa ăn vào rồi lại ói ra. Có những lúc đôi mắt đờ đẫn chỉ muốn thiếp đi nhưng trong người khó chịu lại quấy khóc. Đêm canh con lau mát cho con mà mẹ khóc, con khóc…”, chị Trần Thị Ánh Linh nói.
Ánh mắt trong veo của Thu, Ngọc, Sơn đượm màu buồn bã, dù các em chỉ đang là những học sinh tiểu học. Ở độ tuổi đó, lẽ ra phải được sống vô tư, hàng ngày cắp sách đến trường thì thay vào đó, các em đã phải chống chọi với suy nghĩ “Bố mình có thể ra đi bất cứ lúc nào…”
“Người nhà xin về vì không có tiền điều trị. Chúng tôi còn đang giữ lại để kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ cho họ, giúp họ có cơ hội sống khỏe. Họ xin về bây giờ thì nguy cơ liệt rất cao. Cậu này còn trẻ, tương lai còn dài lắm”, đó là sự chia sẻ của bác sĩ điều trị.
Nghe tiếng nổ lớn ngoài sân cùng mùi khét của điện cháy, Dung bàng hoàng khi thấy cha bị điện giật, vội lao vào cứu thì bị điện giật hất văng xuống đất bất tỉnh, gẫy cả đôi chân. Nằm trên giường bệnh, thỉnh thoảng trong cơn mê sảng, Dung vẫn ú ớ gọi tên cha khiến ai cũng đau lòng, thương xót.
Ngồi trên chiếc xe lăn, bà Dương Thị Kỳ (64 tuổi, trú tại thôn Hòa Hiệp, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) dùng chút sức lực còn lại để chăm sóc cho đứa con trai mù lòa. Dù bản thân đang mang trọng bệnh, nhưng người phụ nữ ấy lòng vẫn không thể yên bởi mẹ chồng và chồng cùng con trai đang phải một mình vật lộn với bệnh tật ở bệnh viện.
Dù đã 8 tuổi nhưng nhìn cô bé nhỏ thó như đứa trẻ 4 tuổi. Ở tuổi này có lẽ cô bé chưa hiểu được sự hiểm nguy của căn bệnh mình đang mang. Cô bé vẫn giữ được vẻ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Khi được chụp hình, cô bé tự chọn chỗ đứng và nhoẻn miệng cười. Mong sao nụ cười hồn nhiên ấy sẽ mãi nở trên môi em.
Bao năm nay, một mình chị vò võ nuôi con cơ cực cũng nhiều, buồn đau cũng lắm, nhưng đứa con chính là chỗ dựa tinh thần để chị vượt qua tất cả. Chị luôn ý thức được rằng, chị sẽ phải vất vả gấp đôi nên dù trong hoàn cảnh nào dù làm được nhiều hay ít chị luôn có một phần tích lũy để phòng khi ốm đau. Một đứa con mang căn bệnh hiểm nghèo khiến chị đang sống trong nợ nần và lo sợ…
“Chúng tôi là những người làm thuê chỉ có hai bàn tay trắng làm ngày nào có tiền ăn ngày đó, nghỉ thì cũng hết tiền. Nghèo thì chúng tôi có thể chịu đựng được nhưng con bệnh ngặt nghèo thì chúng tôi biết phải làm sao. Chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức, vay mượn nhưng có lẽ cháu cũng phải về nhà chịu trận vì đuối quá rồi”, đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thủy Tiên.
Không có tiền chữa bệnh nên bà đưa ông trốn viện về nhà, để ông nằm trên giường lịm dần với tiếng thở nặng nhọc. Thân già héo hon khi vừa phải chăm chồng bạo bệnh, vừa phải nuôi đứa cháu nhỏ mà con gái “trót dại” rồi bỏ nhà đi biệt tích.
“Bác sĩ nói nếu không chữa bệnh nữa thì chả mấy lúc mà mất nốt con mắt còn lại, thậm chí cả tính mạng của nó cũng không giữ nổi. Giờ ngày làm một ngày có mấy chục ngàn, còn 2 đứa con ở nhà nữa cơ. Vay khắp thôn rồi mà có được bao nhiêu đâu”, đó là chia sẻ của chị Thị Mơ.
Một người ngã bệnh nhiều hệ lụy kéo theo, cha không tiền chữa bệnh rồi có thể con cũng phải bỏ học. Trước đây, hai vợ chồng anh chị là người kiếm cơm nuôi con, nhưng nay vợ chăm chồng ở bệnh viện, tiền chữa bệnh cũng không còn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo