Tìm kiếm: XK

Dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản những tháng cuối năm, trong khi nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU đang tăng mạnh. Do vậy, việc hỗ trợ cho người nông dân, HTX nông nghiệp và doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu là rất quan trọng để nắm bắt được cơ hội phục hồi của thị trường thế giới.
DNVN - VASEP mới đưa ra một loạt kiến nghị với Chính phủ và Bộ NN&PTNT hỗ trợ doanh nghiệp: Hướng dẫn bộ quy tắc “Y tế tại chỗ”, ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân, hỗ trợ người có thu nhập thấp, giảm lãi vay ngân hàng, giảm 30% tiền điện. Đồng thời kiến nghị báo chí không nêu tên doanh nghiệp có ca nhiễm COVID-19.
DNVN - VASEP đề nghị Thủ tướng đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ”. Người lao động trong sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu, trong các nhà máy, các khu công nghiệp thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói riêng.
Xuất khẩu rau quả nửa đầu năm nay cho thấy sự phục hồi tăng trưởng rất tốt giữa đại dịch COVID-19 và đang dần “xoay trục” nhằm tận dụng những thị trường lớn trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhưng song song đó, ngành rau quả cũng cần xoay sở tốt ở “trục" thị trường nhà.
Vẫn còn “độ vênh” giữa Thông tư với Nghị định, thiếu minh bạch, chưa hợp lý, đưa ra các quy định mới không dựa trên thực tế... Điều này dẫn đến làm khó, gây áp lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tốn nhiều chi phí.
Các nền kinh tế tiêu dùng lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc... mở cửa trở lại sẽ tạo ra cơ hội để xuất khẩu Việt Nam tận dụng nhiều đơn hàng lớn. Nhưng để nắm bắt được thời cơ thì doanh nghiệp cần vượt qua những thách thức về chất lượng, giá thành của, rào cản phi thuế quan và nắm bắt được nhu cầu khi thị trường đã bước sang giai đoạn hậu COVID-19.
DNVN - Thị trường Ba Lan có nhu cầu lớn về nhiều loại mặt hàng nông sản, thực phẩm, trong khi đây là những sản phẩm thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, còn rất nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam khai thác, gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là mặt hàng gạo.
Giá trị điều nguyên liệu nhập khẩu từ đầu năm đến nay đã tăng hơn 300%, trong khi kim ngạch xuất khẩu điều nhân lại sụt giảm. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành điều như “ngồi trên lửa” bởi giá nguyên liệu nhập biến động, giảm tỷ suất lợi nhuận và đối mặt nhiều rủi ro khó lường.
Xuất khẩu trực tuyến đang là phương thức hữu hiệu để các doanh nghiệp Việt mở lối vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm thiểu rủi ro, đứt gẫy thị trường vì dịch COVID-19. Cơ hội là rất lớn, nhưng cạnh tranh trên môi trường này cũng rất khốc liệt, buộc các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, thị hiếu của khách hàng toàn cầu.
DNVN - Theo ông Lưu Vạn Khang, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mexico, Mexico là đất nước năng động trong việc tham gia các tổ chức quốc tế và các nền kinh tế với việc đã tham gia ký FTA với 16 quốc gia hoặc vùng. Chỉ với 2 FTA quan trọng là PA và T-MEC, Việt Nam có thể dùng Mexico để đẩy thương mại của mình vào thị trường khu vực châu Mỹ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo