Tìm kiếm: chuyên-gia-kinh-tế-Phạm-Chi-Lan

Hơn 60% doanh nghiệp (DN) cho biết công việc được giải quyết sau khi trả các chi phí không chính thức. Tình trạng hối lộ và nhận hối lộ của DN và các cơ quan công quyền đang ở mức độ nghiêm trọng. Đó là một phần kết quả được VCCI thu thập và công bố mới đây thông qua việc tập hợp ý kiến các DN tại 63 tỉnh, thành phố.
Theo dự thảo mới, SCIC sẽ bị giải thể nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài, hoặc không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết. SCIC cũng có thể bị giải thể nếu việc tiếp tục duy trì Tổng công ty là không cần thiết.
Trước tình hình hụt thu ngân sách, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội về việc tăng bội chi, theo đó nâng mức bội chi từ 4,8 lên 5,3% GDP. Tuy nhiên, nhiều ĐBQH cho rằng, nếu thông qua đề nghị nới trần bội chi của Chính phủ thì Quốc hội cũng phải kiểm soát được số tiền ấy dùng cụ thể vào các dự án nào, hiệu quả ra sao, và phải gắn trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc sử dụng vốn ngân sách.
Trong lúc các Doanh nghiệp khốn đốn vì không vay được vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) năm 2012 mang gần 20.000 tỷ đồng gửi ngân hàng.
Không thể nói cả nền kinh tế tê liệt, cho dù có khó khăn có trì trệ, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết thúc Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, từ sáng 26 đến trưa 27/9 tại Huế.
Sức cầu yếu ớt, ngân hàng ế vốn, số lượng doanh nghiệp đóng cửa không ngừng tăng lên… những kết quả không mấy sáng sủa của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm được dự báo còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
“Ở trong nước, chúng ta đang dự thảo Nghị quyết về hội nhập quốc tế, không chỉ về kinh tế mà cả chính trị, an ninh...”, TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói và nhấn mạnh thêm rằng, nếu Việt Nam “quyết” hội nhập thì cơ hội mở ra rất lớn, nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Nhất là khi “gió độc” dường như đang mạnh hơn “gió lành”.
Sau 6 năm gia nhập WTO - một khoảng thời gian đủ dài để các chuyên gia kinh tế cân đong đo đếm chuyện “được - mất” khi tham gia sân chơi toàn cầu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo