Hỗ trợ doanh nghiệp

Thêm nhiều doanh nghiệp được sử dụng nhãn hiệu “Trà B'Lao” và “Tơ lụa Bảo Lộc”

DNVN – Tính đến nay, đã có 32 doanh nghiệp trà trên địa bàn TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Trà B'Lao” và có 14 doanh nghiệp tơ lụa được sử dụng nhãn hiệu “Tơ lụa Bảo Lộc”.

Doanh nghiệp muốn 'rót' nghìn tỷ vào dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại TP. Bảo Lộc / Tân Chủ tịch UBND TP. Bảo Lộc là ai?

Ngày 2/1/2020, UBND TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, mới đây, địa phương đã trao giấy chứng nhận cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Trà B’Lao” và “Tơ lụa Bảo Lộc” thêm cho một số doanh nghiệp sản xuất trà và tơ lụa trên địa bàn.

_

Hiện có 32 doanh nghiệp trà trên địa bàn TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Trà B’Lao” (Ảnh: Khánh Phúc)

Theo đó, cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Trà B’Lao” thêm cho 5 doanh nghiệp và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Tơ lụa Bảo Lộc” thêm cho 6 doanh nghiệp. Qua đó, nâng tổng số doanh nghiệp trà trên địa bàn TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu lên 32 và số doanh nghiệp tơ lụa được sử dụng nhãn hiệu lên 14 doanh nghiệp.

Cũng theo UBND TP. Bảo Lộc, năm 2009, thương hiệu “Trà B’Lao” chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho 4 sản phẩm, gồm: Trà xanh ướp hương, trà xanh, trà đen và trà Oolong.

Thời gian gần đây, tuy diện tích trồng trà ở Bảo Lộc có giảm so với trước đây (hiện có khoảng gần 2.900ha), nhưng năng suất và chất lượng sản phẩm được tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đến nay, trên địa bàn có khoảng 80 doanh nghiệp và trên 100 cơ sở sản xuất, chế biến trà với nhiều nhà máy sản xuất chè lớn, như: Công ty TNHH Chè Đặng Gia, Công ty TNHH Tâm Châu, DNTN Phương Nam, DNTN Thiện Phương...; sản lượng khoảng 25.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 14,5 triệu USD.

Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc không chỉ tiêu thụ trong nước mà đã vươn ra thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, châu Âu, Trung Đông

Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc không chỉ tiêu thụ trong nước mà đã vươn ra thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, châu Âu, Trung Đông (Ảnh: Võ Đình Quýt)

Trong khi đó, năm 2017, thương hiệu “Tơ lụa Bảo Lộc” mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm: Sợi tơ tằm, vải lụa tơ tằm.

Hiện nay, diện tích trồng dâu tằm của Bảo Lộc khoảng 690ha, có 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tơ lụa. Trong đó, có 11 doanh nghiệp dệt lụa tơ tằm, 9 doanh nghiệp ươm tơ, 4 doanh nghiệp cung ứng giống...

Hàng năm, sản lượng sản xuất khoảng 1.000 tấn tơ, khoảng 3,5 triệu m2 lụa các loại. Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc không chỉ tiêu thụ trong nước mà đã vươn ra thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, châu Âu, Trung Đông...


VIÊN HỮU
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm